Mỹ: Phí trường y cao có làm giảm số lượng bác sỹ giỏi?

02-11-2013 09:51 | Quốc tế
google news

Hiện tại, nước Mỹ đang bước vào kỷ nguyên cắt giảm chi phí y tế. Các bác sỹ ở đây đang băn khoăn liệu giáo dục y khoa có trở thành một thị trường bong bóng mà một ngày nào đó sẽ ảnh hưởng tới số lượng các bác sỹ giỏi.

Hiện tại, nước Mỹ đang bước vào kỷ nguyên cắt giảm chi phí y tế. Các bác sỹ ở đây đang băn khoăn liệu giáo dục y khoa có trở thành một thị trường bong bóng mà một ngày nào đó sẽ ảnh hưởng tới số lượng các bác sỹ giỏi.

Trong một bài xã luận trên tập san Y khoa New England (NEJM), tác giả David A. Asch, giáo sư y khoa và giám đốc trung tâm sáng kiến y tế tại Pensylvania, Mỹ cùng đồng nghiệp đã bày tỏ quan ngại về “chi phí quá cao của ngành giáo dục y khoa chỉ mang tính bền vững khi bác sỹ được trả lương thật cao và có những dấu hiệu cho thấy điều đó là không thể”.

Mỹ: Phí trường y cao có làm giảm số lượng bác sỹ giỏi? 1

Trong một bài bình luận năm 2010 về giáo dục đại học ngành y, Eli Adashi từ trường ĐH Brown cũng cảnh báo về chi phí “không mang tính bền vững” của giáo dục y khoa đại học. Tác giả chỉ ra rằng cải cách y tế đã xao lãng việc tăng chi phí đào tạo y tế gần đây lên gấp đôi tỷ giá lạm phát và dự đoán mức học phí ngành y sẽ có lúc lên tới đỉnh cao nhất.

Adashi cũng lưu tâm rằng gánh nặng nợ nần của sinh viên đã tăng hơn 50% từ 1998-2008. Do tại Mỹ, sinh viên thường vay tiền Chính phủ để trả tiền học đại học và sau khi đi làm sẽ trả nợ. Điều này đã để lại hậu quả tiêu cực về thành phần sinh viên theo học ngành y cũng như khả năng của các trường y để đáp ứng nhu cầu thực tế, trong đó gồm có cả chăm sóc y tế ban đầu.

Việc trả lương cho các thầy thuốc chiếm khoảng 20% chi phí y tế ở Mỹ trong khi cắt giảm chi phí đang nhằm vào các khoản chi khác, chẳng hạn như chi trả cho bệnh viện. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ các bác sỹ và nha sỹ không kiếm được mức lương cao hơn so với đầu năm 2000. Sự trì trệ này có thể khiến nhiều sinh viên tiềm năng sẽ lo sợ, không dám theo nghề y vì lương không đủ trả nợ học phí.

Do đó, David A. Asch cho rằng Mỹ cần thay đổi cách thức đào tạo bác sỹ để giảm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng. Asch cùng các đồng nghiệp của ông cho rằng chính thời gian đào tạo sinh viên ngành y quá dài, cũng như tiến trình cấp phép và chứng chỉ hành nghề đã làm chi phí đào tạo bác sỹ trở nên quá đắt đỏ. Họ cũng đề xuất rằng nên có nhiều ưu đãi tài chính cho sinh viên y khoa, giảm thời gian và chi phí bằng cách rút ngắn các khoá học hơn.

Nguyễn Vân (theo Medical Daily)

Ý kiến của bạn