Hà Nội

Mỹ phê chuẩn liệu pháp cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân để trị bệnh nhiễm trùng đường ruột

03-12-2022 16:54 | Y học 360
google news

SKĐS - Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn liệu pháp cấy ghép phân chứa hệ vi sinh khỏe mạnh cho người nhiễm khuẩn đường ruột C. diff khó chữa.

Liệu pháp cấy ghép phân lần đầu tiên được cấp phép trị nhiễm trùng do vi khuẩnLiệu pháp cấy ghép phân lần đầu tiên được cấp phép trị nhiễm trùng do vi khuẩn

SKĐS - Cơ quan Quản lý Thuốc trị liệu (TGA) của Úc đã phê duyệt liệu pháp cấy ghép phân để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn, đánh dấu lần đầu tiên trên thế giới chính thức cấp phép cho liệu pháp vi sinh vật này.

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt phiên bản dược phẩm đầu tiên của quy trình cấy ghép phân được gọi là Liệu pháp cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân (FMT). Liệu pháp này hiện đang được các bác sĩ sử dụng ngày càng nhiều để chống lại các bệnh nhiễm trùng đường ruột khó điều trị.

Thuốc Rebyota được thiết kế cho người lớn bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile, thường được gọi là C. diff, một loại vi khuẩn gây buồn nôn, chuột rút và tiêu chảy. Thuốc này chứa hỗn hợp vi sinh vật khỏe mạnh từ phân người hiến tặng khỏe mạnh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng C. diff tái phát đe dọa tính mạng

Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu Sinh học của FDA coi đây là "cột mốc quan trọng", đưa ra thêm lựa chọn điều trị trong cuộc chiến chống nhiễm trùng C. diff tái phát.

Mỹ phê chuẩn liệu pháp cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân để trị bệnh nhiễm trùng đường ruột - Ảnh 2.

FDA phê chuẩn liệu pháp cấy ghép phân đầu tiên nhằm trị bệnh nhiễm trùng đường ruột khó chữa.

Nhờ cấy phân từ một người khỏe mạnh vào người nhiễm trùng đường ruột không đáp ứng thuốc kháng sinh, hệ vi sinh vật trong đường ruột của người bệnh sẽ được khôi phục. Nghiên cứu cho thấy, hệ vi sinh vật của con người ước tính chứa 10–100 nghìn tỷ tế bào vi sinh vật, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của chúng ta cả về thể chất và tâm lý.

Đa phần người bệnh thường chọn người hiến tặng phân từ thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Mẫu phân sẽ được sàng lọc để phát hiện xem có nguy cơ mầm bệnh tiềm ẩn nào không. Sau đó, mẫu phân đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyên gia y tế cấy ghép thông qua trực tràng cho người bệnh, sử dụng quy trình một lần.

Bất ngờ là, liệu pháp phân từng được mô tả trong y văn cổ xưa. Lần đầu tiên, liệu pháp phân được nhà giả kim nổi tiếng của Trung Hoa mô tả trong sách vào thế kỷ thứ 4, nhằm để điều trị nhiều bệnh đường tiêu hóa gồm tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm.

Trong thập kỷ qua, do tình trạng kháng kháng sinh, các bác sĩ ở Mỹ chuyển sang dùng Liệu pháp cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân (FMT) nhiều hơn.

Giờ đây, lần đầu tiên, FDA đã "bật đèn xanh" cho liệu pháp vi sinh vật trong phân để ngăn ngừa các dạng nhiễm trùng C. diff tái phát gây đe dọa tính mạng. FDA đã phê duyệt thuốc Rebyota để sử dụng cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên điều trị không thành công bằng kháng sinh.

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC Mỹ), nhiễm khuẩn C. diff là mối đe dọa khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng, gây ra gần nửa triệu ca nhiễm mỗi năm chỉ riêng ở Mỹ và gần 30.000 trường hợp tử vong có liên quan.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn C. diff (thường phổ biến hơn ở người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu) bao gồm: tiêu chảy nặng, sốt, đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn và viêm đại tràng.

Tim của người hiến tặng mắc COVID-19 có thể sử dụng an toàn để cấy ghépTim của người hiến tặng mắc COVID-19 có thể sử dụng an toàn để cấy ghép

SKĐS- Dữ liệu từ một nghiên cứu mới đây đã cho thấy tim của những người hiến tặng dương tính với COVID-19 có thể an toàn để cấy ghép như tim của những người không mắc COVID-19.

Mời bạn đọc xem thêm video đang được quan tâm:

Trào ngược dạ dày - thực quản: Có nên kiêng đồ ăn nhiều chất béo?


Bảo Linh
(theo Euro News)
Ý kiến của bạn