Mỹ đình lại kế hoạch phát triển các giàn khoan dầu

06-05-2010 14:34 | Quốc tế

Ngày 1/4 vừa qua, một kế hoạch khai thác dầu trên biển quy mô lớn đã được thông qua, để chuẩn bị cho việc triển khai từ đầu năm 2012, nhằm bảo đảm sự độc lập năng lượng của Hoa Kỳ.

Bóng đen của "Exxon Valdez", vụ tràn dầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, xảy ra năm 1989 tại A-lat-sca, hiện đang trùm lên vùng vịnh Mê-xi-cô. Nếu dầu vẫn tiếp tục tràn lên theo tốc độ này, thì chỉ trong vòng một tháng rưỡi nữa, lượng dầu tại vịnh Mê-xi-cô sẽ vượt quá con số 40.000 tấn dầu mà tàu Exxon Valdez chở dầu đã đổ ra biển.

* Việc hạn chế đánh bắt cá sẽ có hiệu lực 10 ngày trong khi các nhà khoa học nghiên cứu tác động của vụ dầu loang đối với các hải sản thương mại trong vùng vịnh Mê-xi-cô. Các khu vực bị đặt trong tình trạng ngưng đánh bắt cá gồm vùng biển ngoài khơi phía đông nam các bang Lu-si-a-na, Mit-xi-xi-pi, A-la-ba-ma và vùng cán chảo Flo-ri-đa. Vụ dầu loang do một giàn khoan dầu dưới biển gây ra xảy ra ngay trước mùa đánh bắt cua, tôm và hào tại Hoa Kỳ. Ngư nghiệp của tiểu bang Lu-si-a-na cung cấp khoảng một phần ba số hải sản đánh bắt được tại Hoa Kỳ.

* Hàng ngàn người Mỹ gốc Việt sống bằng nghề đánh bắt tôm cũng bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ trên. Ông Phạm Phùng, 55 tuổi, sống tại bang Lu-si-a-na nói với phóng viên của kênh truyền hình NBC của Mỹ rằng ông hiện rất lo ngại về sự cố này vì nó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động đánh bắt tôm, công việc mà ông đã gắn bó trong suốt 23 năm qua.

* Thời tiết xấu đã làm cản trở nỗ lực đưa tàu đến dọn các vết dầu loang và xem xét số tác động đối với các động vật hoang dã trong vùng vịnh Mê-xi-cô.

Ngày 1/4 vừa qua, một kế hoạch khai thác dầu trên biển quy mô lớn đã được thông qua, để chuẩn bị cho việc triển khai từ đầu năm 2012, nhằm bảo đảm sự độc lập năng lượng của Hoa Kỳ. Riêng trong năm ngoái, lượng dầu khai thác từ biển đã chiếm 30% lượng dầu do Hoa Kỳ sản xuất, so với 11% năm 1990. Hiện nay hơn 4.000 giàn khai thác đang hoạt động tại vùng vịnh Mê-xi-cô. Theo dự kiến, tỷ trọng dầu khai thác trên biển có thể lên đến 60% trên tổng số dầu mới được phát hiện tại Hoa Kỳ. Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ đã đưa ra nhận xét khác với chủ trương kể trên của Tổng thống Mỹ Obama. Ông cho rằng mặc dù cần phải phát triển các hình thức năng lượng khác, nhưng tỷ trọng dầu biển trong ngành dầu khí Hoa Kỳ rất quan trọng và hàng nghìn giếng dầu hiện nay vẫn đang vận hành tốt. Phát biểu của Bộ trưởng Nội vụ cho thấy có sự phân hóa trong chính phủ Hoa Kỳ trước thảm họa dầu tràn. Xin nhắc lại là, để nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng hòa trong thỏa thuận về giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Tổng thống Mỹ Obama đã cấp giấy phép các dàn khoan mới trên biển. Tuy nhiên, thảm họa tràn dầu vừa xảy ra đã đe dọa chiến lược liên minh giữa Tổng thống  Mỹ Obama và cánh Cộng hòa vừa được xác lập này.
Công nhân đang nỗ lực khắc phục sự cố.

Từ một tuần nay, sáu rô bốt được điều khiển từ xa đã làm việc ở độ sâu 1.500 mét dưới biển để trám lại các lỗ thủng tại giếng khoan Deepwater Horizon của công ty BP, nơi dàn khai thác đã bị nổ tung ngày 20/4. Hiện nay hoạt động này vẫn chưa có kết quả. Một kỹ sư giải thích điều này cũng giống như là bịt lại một chai rượu sâm-panh đang phụt ra. Hiện này người ta đo được khoảng 800 tấn dầu tràn ra một ngày, từ giếng và trên đường ống dẫn lên dàn khai thác. Nhưng lượng dầu tràn ra sẽ có thể tăng lên gấp 20 lần, nếu như toàn bộ nắp giếng bị bật ra, theo tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Thad Allen.

Theo dự kiến, việc trám lại các lỗ thủng tràn dầu sẽ có thể kéo dài hàng tuần, hoặc hàng tháng. Trong trường hợp các rô bốt thất bại, một số giải pháp cũng sẽ được xem xét. Công ty BP đang tiến hành sản xuất một chiếc chụp khổng lồ nặng khoảng 70 tấn, có hình mái chụp, để chụp lên miệng giếng, rồi đưa dầu ra qua ống đến các con tàu đợi trên mặt biển. Theo chủ tịch công ty BP, giải pháp này sẽ được triển khai trong khoảng một tuần nữa. Nhưng đây là một giải pháp chưa từng có và các chuyên gia nghi ngờ về khả năng thực thi. Một giải pháp khác cũng được đưa ra là khoan một số giếng phụ nhằm giảm áp lực từ bên trong đường dầu đi hiện nay và đồng thời để bơm vào một chất phủ đặc biệt để trám lại các lỗ thủng. Nhưng biện pháp này sẽ kéo dài từ 30 - 90 ngày. Trước thảm họa trên, Tổng thống Mỹ đã quyết định đình lại kế hoạch phát triển các giàn khoan dầu ngoài khơi và ra lệnh tiến hành kiểm tra độ an toàn của tất cả các giàn khai thác. 

Phương Hà


Ý kiến của bạn