Trước tình trạng các phương tiện giao thông tự ý leo lên vỉa hè ở nhiều tuyến phố nên các cơ quan chức năng, hộ kinh doanh, người dân đã dựng lên nhiều kiểu rào chắn khác nhau. Từ xô nhựa đổ bê tông, lốp xe đổ bê tông, xây trụ bê tông, chăng dây... tất cả đều được tận dụng tối đa. Tuy nhiên, biện pháp này vô hình trung lại gây khó khăn cho người đi bộ, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Theo ghi nhận thực tế tại một số tòa nhà, đoạn vỉa hè đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân), những cục bê tông đổ trong các thùng sơn cũ hay những chiếc lốp xe cũ đổ bê tông được tận dụng để chặn các phương tiện leo lên vỉa hè.
Trụ bê tông và biển cấm được đặt trên vỉa hè đường Lê Văn Lương.
Dọc vỉa hè phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) cơ quan chức năng đã cho dựng các trụ đá để ngăn ô tô dừng, đỗ sai quy định, dành không gian cho người đi bộ. Tại mỗi điểm lên xuống vỉa hè đặt 3 trụ đá, mỗi trụ cách nhau khoảng 1,2m. Các trụ này cao khoảng 50cm, đường kính 35cm và được dán phản quang để người đi bộ dễ quan sát.
Không chỉ đặt các trụ đá, lực lượng chức năng còn đặt các hàng rào barie và dán thông báo.
Tại vỉa hè đường Hoàng Minh Giám (đoạn trước công viên Thanh Xuân) - nơi thường xảy ra tình trạng các phương tiện leo lên vỉa hè mỗi khi tắc đường, nay lối đi trên vỉa hè được chặn lại bằng hàng rào sắt.
Các biện pháp này vô hình trung lại gây khó khăn cho người đi bộ, đặc biệt là người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Hàng rào sắt được chăng dây dựng trên vỉa hè đường Hoàng Minh Giám.
Các cọc sắt được dựng cố định trên đường Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy).
Đây là đoạn vỉa hè trên phố Tô Hiệu (quận Cầu Giấy), nhiều cọc sắt sơn đen được dựng cố định trên vỉa hè.
Hàng rào sắt hình zíc zắc được dựng trên vỉa hè phố Tôn Thất Thuyết (quận Cầu Giấy). Tuy nhiên nhiều người cho rằng, việc dựng rào theo hình zíc zắc như thế này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người già, trẻ nhỏ, đặc biệt là người khuyết tật.
Video phóng viên ghi nhận tại hiện trường: