Củ dền là cây có nguồn gốc địa trung Hải nhập vào nước ta. Hiện nay được trồng nhiều ở Đà Lạt và các tỉnh, có bán ở các chợ. Củ dền có màu đỏ là do chứa chất betanidin.
Củ dền thường được xào, nấu canh thịt, hầm xương, nấu xúp, hoặc xay nước uống. Ngoài ra còn được phơi khô dùng dạng bột ăn dần đều tốt.
Theo dược lý hiện đại, củ dền có nhiều vitamin A, B, C, PP, K. Nó rất giàu khoáng chất (chỉ thua men bia) Mg, P, Can Fe, Cu, Br, Zn và acid amin. Đây đều là dưỡng chất rất có lợi cho cơ thể.
Theo Y học cổ truyền, củ dền có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Tác dụng giải nhiệt, mát huyết, khai vị, an thần… Chữa nóng nhiệt đau đầu, mất ngủ, thiếu máu, táo bón, kiết lỵ, đại tiện ra máu... Ngoài ra còn là vị thuốc tốt cho người nóng bứt rứt khó ngủ, thừa cân béo phì.
Món ăn thuốc từ củ dền
Giảm cân, tốt cho người béo phì: Uống nước ép củ dền đỏ hoặc bổ sung dền đỏ vào thực đơn hàng ngày.
Củ dền ép nước uống hằng ngày rất tốt cho người béo phì, cần giảm cân.
Chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu: Củ dền giã vắt nước cho uống.
Trị táo bón mạn tính: Uống nước ép củ dền thường xuyên.
Chữa ôn bệnh sốt cao, miệng khô khát, táo bón, nước tiểu vàng: Củ dền và đậu xanh mỗi vị 100-150g. Sắc nước uống ngày 2-3 lần.
Hỗ trợ trị thiếu máu, huyết áp thấp: 300 g xương lợn, 2 củ dền ngon, 1 củ cà rốt, 2 củ khoai tây, hành tươi, ớt, gia vị vừa đủ. Hầm ăn.
Tài liệu gần đây còn cho rằng củ dền bổ dưỡng, giúp ăn ngon ngủ sâu hơn. Ngoài ra còn phòng chữa viêm dây thần kinh, bệnh lao, bệnh ung thư…
Củ dền nấu canh xương lợn, cà rốt khoai tây bổ dưỡng, tốt cho người thiếu máu, huyết áp thấp.
Lưu ý:
Củ dền có nhiều chất ngọt, tính hàn, người đái tháo đường không nên ăn nhiều.
Người tạng hàn dễ tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích không nên uống nước ép củ dền, có thể gây đau bụng.
Củ dền chứa hàm lượng cao oxalate. Người có tiền sử bị sỏi thận oxalate nên hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép củ dền.
Mời các bạn theo dõi video sau đây:
Những bí quyết giữ gìn làn da trắng trẻo hồng hào.