Hà Nội

Muốn đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu làm thế nào?

20-07-2024 19:24 | Y tế

SKĐS - Người dân muốn đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu từ trạm y tế xã, tỉnh khác lên Bệnh viện Nhi đồng TPHCM có được không, thực hiện thế nào?

Được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu ở tháng đầu mỗi quý

Bạn đọc cho biết đã làm khai sinh cho con ở quê và được cấp thẻ BHYT nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là trạm y tế xã tỉnh khác. Hiện gia đình đang sinh sống và làm việc tại TPHCM, đi khám chữa bệnh cho con không dùng được thẻ do không đúng tuyến. 

Bạn đọc muốn đổi nơi đăng kí khám chữa bệnh cho con thành Bệnh viện nhi đồng TPHCM có được không và phải làm thế nào?

Muốn đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu làm thế nào?- Ảnh 1.

Được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu ở tháng đầu mỗi quý.

Về nội dung này, đại diện BHXH Việt Nam cho biết: Tại Điều 22, Luật BHYT đã quy định tất cả người dân có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh đều được hưởng Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng. 

Theo đó, nếu bạn đăng ký tại trạm y tế xã thuộc tỉnh khác khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc TPHCM được gọi là đi khám chữa bệnh không đúng tuyến. 

Vì vậy khi con bạn đi khám chữa bệnh: Tại bệnh viện tuyến Trung ương được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú; Tại bệnh viện tuyến tỉnh từ ngày 01/01/2021 được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú; Tại bệnh viện tuyến huyện được hưởng 100% từ ngày 01/01/2016.

Về việc muốn đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh cho con bạn từ trạm y tế tỉnh khác lên Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, BHXH Việt Nam hướng dẫn: Theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 26 Luật BHYT: "Trường hợp người tham gia BHYT phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế" và "Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào mỗi quý". 

Do vậy, việc bạn muốn đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh cho con bạn từ trạm y tế xã tỉnh khác lên Bệnh viện Nhi đồng TPHCM là có thể.

Về thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Tại Văn bản hợp nhất số 2525/VBHN-BHXH ngày 15/8/2023 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT quy định: "Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý".

Trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng tham gia BHYT do Ngân sách nhà nước đóng

Ban đọc có con sinh ngày 25/03/2018 đến nay vẫn chưa tham gia BHYT và chưa được cấp BHYT hỏi, bây giờ để cháu tham gia BHYT phải thực hiện ở đâu?

Về nội dung này BHXH Việt Nam cho biết theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT quy định: trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng tham gia BHYT do Ngân sách nhà nước đóng.

Khoản 5 Điều 11 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định UBND cấp xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi tham gia BHYT.

Khoản 2 điều 13 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

Đối chiếu các quy định nêu trên, con bạn được cấp thẻ BHYT theo đối tượng trẻ em có giá trị sử dụng tới 30/9/2024. Bạn liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú để lập danh sách cấp thẻ BHYT gửi cơ quan BHXH để cấp thẻ BHYT cho con bạn. Khi con bạn vào lớp 1 thì bé sẽ tham gia BHYT tại nhà trường.

100% cơ sở y tế khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID100% cơ sở y tế khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

SKĐS - Bộ Y tế cho biết, thực hiện chuyển đổi số, đến nay 100% cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng trên VNeID, phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.

Thái Bình
Ý kiến của bạn