Muốn cột sống luôn khỏe, bạn hãy ăn 7 nhóm thực phẩm này

18-10-2019 10:26 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, mọi người lại chưa thực sự để ý đến vấn đề này. TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam khuyến cáo, 7 nhóm thực phẩm cần thiết giúp bạn có cột sống luôn khỏe mạnh.

TS. Đậu Xuân Cảnh.

1. Nhóm thực phẩm giàu Canxi và vitamin D

Canxi và vitamin D là 2 chất quan trọng trong việc hình thành và quyết định sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Canxi là một khoáng chất cần thiết được lưu trữ trong xương, cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi. Do đó hai chất này vô cùng cần thiết và quan trọng mà bạn cần bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống.

Không hấp thụ đủ canxi có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, giòn xương, xương dễ gãy... từ đó khiến tình trạng thoái hóa cột sống trở nên càng nghiêm trọng hơn.

Hàu là thực phẩm rất ngon lại giàu chất dinh dưỡng, có chứa nhiều protein, kẽm, magie, glucid… Đặc biệt trong hàu rất giàu chất tăng cường canxi có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe giảm những bệnh thoái hóa xương khi ăn. Những người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì nên ăn loại thực phẩm này hai lần một tuần nếu có thể và tối đa là năm con trong mỗi bữa.

Nước hầm từ xương ống và các loại sườn được đánh giá cao trong việc bổ sung canxi cho cơ thể, đồng thời giúp xương luôn chắc khỏe. Chính vì thế, việc thường xuyên bổ sung những loại thịt khác nhau trong khẩu phần ăn hằng ngày có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh thoái hóa cột sống cổ.

2. Nhóm thực phẩm giàu Omega3

Cá biển có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và một trong đó là Omega 3, thành phần chính tạo nên đĩa đệm cột sống, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Một số loại cá biển mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn như cá hồi, cá mòi, sò, cá thịt trắng, …

Canxi và vitamin D là 2 chất quan trọng trong việc hình thành và quyết định sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Ảnh minh họa.


3. Trứng

Trong trứng có chứa vitamin D tuy nhiên vitamin D chỉ được tìm thấy trong lòng đỏ trứng vì vậy nếu bạn có thói quen không thích ăn lòng đỏ trứng thì cũng cố thay đổi thói quen đó

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Một ly sữa có chứa khoảng 30% lượng canxi bạn cần bổ sung hàng ngày.

Sữa chua có chứa nhiều Canxi – là thành phần cấu tạo nên xương – vì vậy ăn sữa chua đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe ngoài ra ăn sữa chua còn có tác dụng làm đẹp da, tốt cho đường tiêu hóa.

5. Các loại rau xanh có màu đậm

Súp lơ xanh cũng là một loại thực phẩm cực kì giàu canxi, nếu bạn thường xuyên bổ sung súp lơ xanh trong bữa ăn hằng ngày là một hành động giúp chống lại bệnh thoái hóa đốt sống cổ cực kì hiệu quả.

Các loại rau màu xanh đậm khác như rau cải xoăn, rau bina, rau cải xoong có chứa lượng canxi tốt nhất mà người bệnh nên bổ sung.

Các loại rau màu xanh đậm chứa nhiều canxi. Ảnh minh họa.

6. Bông Atisô cung cấp chất xơ cho xương chắc hơn

Hoa atisô trong Đông y có rất nhiều tác dụng như trị đau dạ dày, đau gan, tiểu đường hay ăn uống không tiêu,… Ngoài ra nó còn có tác dụng rất tốt trong việc trị thấp khớp, đau đốt sống cổ, đau lưng. Dùng Ati sô mỗi ngày bạn sẽ phòng ngừa và chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có thoái hóa đốt sống cổ.

7. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn trái cây mỗi ngày

Không phải chỉ khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn mới phải cần bổ sung trái cây. Trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu cho tất cả mọi người, đối với người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì càng phải ăn nhiều hơn.

Vậy thoái hóa đốt sống cổ nên ăn trái cây gì? Bạn có thể bổ sung thêm cam, bưởi, chanh chứa nhiều vitamin giúp ngăn chặn và giảm đau cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Theo như thống kê của các chuyên gia dinh dưỡng, sinh tố bơ và đậu nành là hai loại trái cây giúp giảm các cơn đau ở đốt sống cổ rất hiệu quả

TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết: Ðau cột sống lưng là một bệnh lý thường gặp do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống. Hầu như ai cũng ít nhất bị đau lưng một lần trong đời. Đau lưng thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người già nhưng hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Đau thắt lưng theo Đông y gọi là chứng yêu thống. Thắt lưng là phủ của thận, thận chủ tiên thiên giúp cho cơ thể cường tráng, thận hư làm cho cơ thể mệt mỏi trước tiên là vùng thắt lưng nên đau lưng có quan hệ mật thiết với tạng thận.

- Do ngoại nhân: Thường do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm lấn vào các kinh túc thái dương bàng quang, hoặc do kinh khí của hai kinh trên bế tắc không thông. Nếu kinh mạch lưu thông thì không đau, kinh mạch tắc nghẽn không thông thì sẽ gây đau nhức.

- Do nội nhân: Thận hư (theo quan niệm Y học cổ truyền). Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, người có cơ thể suy yếu hoặc do mắc các bệnh lâu ngày. Thường do chính khí suy yếu, rối loạn chức năng tạng phủ nhất là hai tạng can, thận. Can tàng huyết, can chủ cân có lien quan đến phủ đởm. Can hư không nuôi dưỡng được cân mạch sinh đau mỏi, cân co rút. Thận chủ cốt tủy, thận hư xương cốt yếu.

- Do bất nội ngoại nhân: Đau lưng do huyết ứ, người bệnh bị chấn thương, do nâng vật nặng hoặc do tập thể thao quá sức… làm cho khí huyết ứ trệ không thông gây nên đau nhức.

Các phương pháp điều trị đau cột sống

1.        Dùng thuốc: chia theo từng thể bệnh, YHCT biện chứng luận trị để đưa ra phương thuốc phù hợp với từng thể bệnh, người bệnh cụ thể.

2.        Không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công,…

Dương Hải (ghi)
Ý kiến của bạn