Lượng muối cao trong khẩu phần ăn có làm tăng nguy cơ gây ung thư không?
Nhiều nghiên cứu trên nhiều quốc gia cho thấy mối liên quan giữa một lượng lớn các thực phẩm được bảo quản bằng muối theo cách ngâm với sự tăng các nguy cơ mắc ung thư dạ dày, thực quản, ung thư họng. Không có các bằng chứng rằng sử dụng vừa phải khi nấu nướng và tạo vị cho thức ăn ảnh hưởng tới nguy cơ mắc ung thư.
Đường có tăng nguy cơ ung thư không?
Đường làm tăng năng lượng ăn vào mà không cung cấp cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào làm giảm nguy cơ ung thư. Sử dụng đường với số lượng nhiều gián tiếp làm tăng nguy cơ gây ung thư do góp phần làm tăng cân và béo phì. Đường trắng (tinh khiết) không khác đường nâu (không tinh khiết) hoặc mật ong về tác động của nó lên trọng lượng cơ thể hoặc tác động đến insulin. Hạn chế những thức ăn như bánh, kẹo, đồ uống có hàm lượng đường cao như soda sẽ làm giảm lượng đường được tiêu thụ.
Sản phẩm từ đậu tương. |
Liệu saccharin có gây ung thư không?
Không. Ở chuột, liều cao các chất tạo ngọt nhân tạo hơn saccharin có thể gây sỏi bàng quang và từ đó có thể gây ung thư bàng quang. Nhưng saccharin không phải là nguyên nhân gây sỏi bàng quang ở người. Saccharin được chương trình Độc chất quốc gia của Mỹ loại khỏi danh sách những chất gây ung thư ở người.
Selen là gì và có thể làm giảm nguy cơ ung thư được không?
Selen là một chất khoáng tham gia bảo vệ cơ chế bảo vệ chống ôxy hoá của cơ thể. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, selen có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, các chất phụ gia selen có thể giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, đại tràng và tuyến tiền liệt ở người. Những cũng cần những nghiên cứu được kiểm soát kỹ và lặp lại để khẳng định tác dụng của selen trong việc phòng các ung thư này. Những chất có chứa selen liều cao không được khuyến cáo sử dụng, chỉ một liều trong khoảng hẹp được coi là liều an toàn và hợp lý. Liều cao nhất có thể sử dụng là 200microgram/ngày.
Các sản phẩm từ đậu tương có thể giảm nguy cơ ung thư không?
Các thực phẩm làm từ đậu tương là protein tốt và nguồn thay thế cho thịt. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, đậu tương chứa nhiều chất hóa thực vật, một số có hoạt tính estrogen yếu và ở một số nghiên cứu trên động vật có tác dụng chống lại một số loại ung thư phụ thuộc hormon. Cho tới nay, có rất ít số liệu chỉ ra rằng bổ sung đậu tương có tác dụng chống lại nguy cơ bị ung thư. Với hàm lượng đậu tương cao có khả năng tăng nguy cơ mắc các ung thư đáp ứng với estrogen như ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.
Phụ nữ bị ung thu vú chỉ nên ăn lượng đậu tương ở mức vừa phải, như là một phần của chế độ ăn cân đối có thực phẩm nguồn gốc thực vật. Những người này không nên ăn chế độ ăn nhiều đậu tương hoặc uống các viên bổ sung có hàm lượng cao isoflavones.
TS. Trần Văn Thuấn (PGĐ Bệnh viện K Trung ương)