Hà Nội

Mụn rộp

13-10-2015 10:07 | Sức khỏe sinh sản
google news

Tại Việt Nam, gần đây tỷ lệ mắc bệnh mụn rộp tăng cao ở cả nam và nữ với độ tuổi trung bình từ 20-29. Mụn rộp không những ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục của người lớn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và thế hệ sau.

Triệu chứng

Mụn rộp có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc ở các bộ phận khác trên cơ thể.

• Thời gian ủ bệnh khoảng 
một tuần.

• Đầu tiên là tình trạng giả cảm cúm: sốt đau đầu, nhức mỏi toàn thân, sau đó đau, ngứa, đi tiểu khó, tiết dịch âm đạo, niệu đạo, các mụn nước nổi lên ở bộ phận sinh dục ngoài và lan rộng.

• Sau vài ngày mụn tự vỡ và chảy nước vàng để lại vết loét nông, đỏ, đau, ngứa, rồi tự đóng vẩy, tự lành không để lại sẹo nhưng dễ tái phát trong vòng 12 tháng.

Nguyên nhân

• Bệnh do siêu vi trùng Herpes lây qua các hoạt động tình dục. Có hai loại siêu vi Herpes là Herpes 1 và 2. Mụn rộp đa số là do Herpes 2 gây ra.

• Người bị mụn rộp sẽ phải mang bệnh vĩnh viễn suốt đời vì chưa có thuốc đặc trị.

Cách phòng chống

• Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

• Quan hệ tình dục lành mạnh và an toàn.

• Hiện trên thị trường có các loại thuốc kháng sinh dùng để chữa mụn rộp là famciclovir, aciclovir và valaciclovir. Công dụng chủ yếu là ngăn chặn siêu virus mụn rộp sinh sôi, làm giảm triệu chứng mọc mụn, đau, ngứa. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của thuốc còn khiêm tốn, chỉ có tác dụng ở giai đoạn cấp, chứ không ngăn ngừa được bệnh tái phát.

• Nếu đã mắc bệnh, cách phòng chống tốt nhất là giữ cho tinh thần được thoải mái, thể trạng sức khỏe tốt, không tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại, rượu hay một số loại thuốc điều kinh.

Mụn rộp

​Mụn rộp sẽ diễn biến nặng hơn ở người suy giảm miễn dịch như bệnh nhân AIDS hoặc người mới được ghép tạng. Ở những đối tượng này, mụn rộp sẽ lan tràn và trở thành mạn tính, gây loét nhiều và nặng ở miệng, môi, bộ phận sinh dục. Cũng có thể loét tràn lan ở cơ quan tiêu hóa và hô hấp làm chảy máu và loét da khắp cơ thể.


Ý kiến của bạn