Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tel Aviv, Trung tâm Y tế Đại học Soroka ở Beersheba, Đại học Ben-Gurion, Khoa Khoa học Sức khỏe Negev và Khoa lão khoa của Bộ Y tế Israel đã nghiên cứu hồ sơ bệnh án của 24.088 những người cao tuổi sống trong các cơ sở chăm sóc lão khoa dài hạn đã được tiêm liều thứ tư, và những người trong số 19.687 người chỉ được tiêm ba liều bốn tháng trước đó hoặc sớm hơn. Thời gian theo dõi trung bình là 73 ngày, hơn bảy ngày sau khi các tình nguyện viên được chủng ngừa với mũi tiêm thứ tư.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 giúp tăng thêm 34% khả năng cơ thể chống lại nhiễm trùng, giảm 64 - 67% nguy cơ nhập viện cấp tính vì bệnh nhẹ đến trung bình và nặng, và 72% nguy cơ tử vong.
Như vậy, mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ tư chắc chắn đã cứu sống người bệnh và giảm nguy cơ nhập viện cấp tính. Tuy nhiên, việc bảo vệ chống lại sự lây nhiễm với biến thể Omicron chỉ ở mức "khiêm tốn", các nhà nghiên cứu khẳng định.
Các nhà nghiên cứu khẳng định những phát hiện này có liên quan đến việc kiểm soát đại dịch COVID-19 không chỉ ở Israel mà trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những người cao tuổi sống trong các cơ sở lão khoa được chăm sóc lâu dài.
Được biết, Israel là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ 4. Ngày 31/12/2021, Bộ Y tế Israel đã phê duyệt tiêm liều thứ tư; ban đầu chỉ dành cho những người ở các cơ sở lão khoa được chăm sóc lâu dài và sau đó được mở rộng cho những người từ 60 tuổi trở lên.
Kết quả, trong số dân Israel nói chung từ 60 tuổi trở lên, khả năng bảo vệ trước bệnh được cấp bởi mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ tư được ước tính là vào khoảng 45 - 50% khả năng chống lại sự lây nhiễm SARS-CoV-2. Mũi tiêm này cũng có hiệu quả từ 62 - 71% đối với nguy cơ COVID-19 nghiêm trọng trong thời gian từ 1 - 4 tuần sau khi tiêm chủng so với tiêm chủng với ba liều bốn tháng hoặc hơn trước đó.
Mời bạn đọc xem thêm video
Bức Xúc Xe Bus Hà Nội Lấn Làn, “Thi Gan” Với Xe 4 Chỗ | SKĐS