“Mũi cà chua”, chữa thế nào?

20-04-2013 02:10 | Tin nóng y tế

Cách đây 7 năm, mũi tôi rất hay bị mụn. Tôi cũng đã thường xuyên nặn mụn nên từ đó mũi tôi luôn to và đỏ. Có lẽ tôi đã mắc bệnh mà người ta thường gọi là “mũi cà chua”. Tôi rất mất tự tin về điều đó. Xin quí báo cho tôi lời khuyên. Duy Thanh (Hà Nôị)

Cách đây 7 năm, mũi tôi rất hay bị mụn. Tôi cũng đã thường xuyên nặn mụn nên từ đó mũi tôi luôn to và đỏ. Có lẽ tôi đã mắc bệnh mà người ta thường gọi là “mũi cà chua”. Tôi rất mất tự tin về điều đó. Xin quí báo cho tôi lời khuyên.

Duy Thanh (Hà Nôị)

Theo thư bạn thì bạn đã bị bệnh trứng cá đỏ. Trứng cá đỏ biểu hiện điển hình là đỏ da và giãn mạch. Đặc biệt có kết hợp tăng sản của các tuyến ở tổ chức phần mềm của mũi (trứng cá đỏ sùi mũi). Khi bị trứng cá mà điều trị không đúng sẽ để lại hậu quả như giãn mạch, mũi cà chua...

Biện pháp điều trị trứng cá đỏ bao gồm điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân:

Tại chỗ: dùng metronidazol 0,75% bôi 2 lần/ngày. Đây là loại thuốc bôi được chọn để điều trị trứng cá, đôi khi có thể dùng thuốc bôi steroid loại nhẹ như hydrocort (tuy nhiên không dùng kéo dài) hoặc aclometason diprpionat 0,5% trong tuần đầu điều trị. Nếu không chịu được metronidazol có thể dùng clindamycin erythromycin cũng có tác dụng tốt đáp ứng sau 5 - 8 tuần.

Toàn thân: dùng tetracyclin hoặc erythomycin 250 - 500mg uống 2 lần/ngày (uống khi đói), nên dùng khi không đáp ứng với thuốc bôi. Nếu thất bại, có thể dùng isortretinoin 0,5 - 1mg/kg/ngày, uống trong 12 - 28 tuần. Hoặc metronidazol 250mg 2 lần/ngày trong 3 tuần (có thể có tác dụng phụ, vì vậy không uống rượu khi dùng thuốc này). Hơn nữa, điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng với các sẩn viêm, mụn mủ và phần đỏ quanh chúng.

Tóm lại, bệnh trứng cá đỏ là bệnh “ngoan cố”, nên việc điều trị phải kiên trì. Trường hợp của bạn nên đến khám và điều trị ở chuyên khoa da liễu.

          BS. Vũ Hồng Ngọc 


Ý kiến của bạn