Mức trần học phí đại học với khối ngành Y Dược sẽ thế nào?

28-08-2023 07:45 | Thời sự

SKĐS - Nếu mức học phí năm học mới áp dụng theo Nghị định 81, biên độ tăng rất cao so với năm học trước, có khối ngành tăng tới 93% gây khó khăn cho phụ huynh và người học.

Nhiều trường đại học gặp khó khăn về bài toán thu chi nếu không tăng học phíNhiều trường đại học gặp khó khăn về bài toán thu chi nếu không tăng học phí

SKĐS - Theo lãnh đạo nhiều trường đại học, việc không tăng học phí 3 năm liên tiếp sẽ khiến các nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính.

Khung học phí cụ thể trong năm học 2023-2024

Bộ GD&ĐT đã có Tờ trình trình Chính phủ Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Theo dự thảo, học phí mầm non, phổ thông, đại học năm học 2023-2024 áp dụng mức trần của năm học 2022-2023, tức lùi một năm so với lộ trình tăng học phí mà Nghị định 81 đề ra.

Bộ GD&ĐT đề xuất, trần học phí (mức tối đa được thu) với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học tới là 1,25 - 2,45 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1,35 - 2,76 triệu đồng. Mức thu hiện nay là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng.

Những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...), tùy mức độ được thu tối đa bằng 2 - 2,5 lần mức trên, tức 2,4 - 6,15 triệu đồng một tháng. Với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài, các đại học được tự xác định học phí nhưng phải công khai.

Mức trần học phí đại học với khối ngành Y Dược sẽ ở mức nào? - Ảnh 2.

Mức trần học phí đại học theo đề xuất của Bộ GD&ĐT.

Theo Bộ GD&ĐT, nhiều cơ quan, địa phương và các trường đại học cho rằng học phí cần được tăng để đảm bảo nguồn lực, nâng cao chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện ngân sách bị cắt giảm.

Đặc biệt, với các cơ sở giáo dục đại học công lập, thu từ học phí chiếm tỉ trọng chủ yếu (trên 80% tổng nguồn thu của trường), khả năng khai thác từ nguồn thu khác còn hạn chế.

Tuy nhiên, nếu mức phí năm học mới được áp dụng theo Nghị định 81, biên độ tăng rất cao so với năm học trước. Cụ thể, học phí đại học công lập sẽ tăng bình quân 45,7%. Đặc biệt, học phí khối ngành Y Dược tăng 93%, khối Nhân văn-Khoa học xã hội tăng 53%, gây khó khăn cho phụ huynh, người học. Vì thế, đa số ý kiến thống nhất việc tăng học phí có thể chậm lại một năm so với lộ trình của Nghị định 81.

Bộ GD&ĐT đánh giá, việc lùi lộ trình tăng học phí một năm, biên độ điều chỉnh học phí năm học 2023 - 2024 thấp hơn sẽ giảm áp lực cho người học. Tuy nhiên, các quy định tại Nghị định 81 về hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí với học sinh, sinh viên diện chính sách không thay đổi, nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục.

Các trường đại học của Việt Nam hiện vẫn dựa vào học phí là chủ yếu

Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 khối giáo dục đại học.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thuỷ cũng đề cập những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động sự phát triển của giáo dục đại học. Đó là: Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ một số nội dung liên quan giữa Luật Giáo dục đại học với một số văn bản luật khác dẫn đến những khó khăn, vướng mắc cho các trường đại học trong quá trình thực hiện đẩy mạnh tự chủ theo Luật Giáo dục đại học nhưng vẫn phải tuân thủ, thực hiện các Luật liên quan.

Nguồn lực dành cho giáo dục đại học còn rất hạn chế. Những năm qua, ngân sách chi cho giáo dục đại học chỉ trên dưới 17.000 tỷ, chiếm 0,27% GDP nhưng con số thực chi chưa đến 12.000 tỷ. Tính theo số thực chi thì chưa đạt 0,78% GDP, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Các trường đại học của Việt Nam hiện vẫn dựa vào học phí là chủ yếu.

Tại hội nghị, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tú mong muốn Bộ GD&ĐT sẽ quan tâm hỗ trợ các trường trong thực hiện tự chủ, đặc biệt là các chính sách về tài chính đi kèm. "Nếu không rất khó khăn, đặc biệt là những trường tự chủ mới gần đây. Tôi biết có nhiều trường khó khăn chồng chất", ông Tú nói. 

Về học phí Trường Đại học Y Hà Nội năm 2023, theo thông báo của Trường Đại học Y Hà Nội, mỗi năm học 10 tháng, khi nhập học, sinh viên đóng học phí 5 tháng. Chi tiết học phí như sau:

Mức trần học phí đại học với khối ngành Y Dược sẽ ở mức nào? - Ảnh 3.

Nghị định 81 được Chính phủ ban hành năm 2021, trong đó quy định lộ trình tăng học phí công lập đến năm 2026. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Chính phủ yêu cầu giữ nguyên học phí. Do đó, đã ba năm liên tiếp các cơ sở giáo dục đại học không tăng học phí. Còn ở mầm non và phổ thông, các tỉnh, thành phải cấp bù kinh phí để hỗ trợ phụ huynh và học sinh.

Bộ GD&ĐT sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định liên quan đến quản lý, chính sách miễn, giảm học phíBộ GD&ĐT sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định liên quan đến quản lý, chính sách miễn, giảm học phí

SKĐS - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Chỉ thị về việc đẩy mạnh tự chủ đại học ở Việt Nam.

Đỗ Vi
Ý kiến của bạn