Hà Nội

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 người lao động cần biết

10-01-2024 14:19 | Xã hội
google news

SKĐS - Công thức tính mức đóng bảo hiểm năm 2024 của người lao động = 10,5% x mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 của người lao động

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động (không bao gồm người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) được xác định như sau:

Bảo hiểm xã hội: 8%; bảo hiểm thất nghiệp: 1%; bảo hiểm y tế: 1,5%.

Như vậy, tổng mức đóng bảo hiểm năm 2024 (gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) của người lao động là 10.5%.

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 người lao động cần biết- Ảnh 1.

Mức đóng bảo hiểm năm 2024 của người lao động là 10.5%. Ảnh minh họa

Hiện nay, công thức tính tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định: Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Như vậy, công thức tính mức đóng bảo hiểm năm 2024 của người lao động: Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quy định này áp dụng đối với người lao động Việt Nam.

Quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

- Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.

- Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động

- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.

- Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.

- Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.

- Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.

- Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.

Những đối tượng được ưu tiên khám, chữa bệnh từ 1/1/2024 người dân cần biếtNhững đối tượng được ưu tiên khám, chữa bệnh từ 1/1/2024 người dân cần biết

SKĐS - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ 01/01/2024).


Tú Diệp (t/h)
Ý kiến của bạn