Mua thuốc tăng động lực cho con

ThS. BSCK II. Diêm Thị Thanh Thủy

ThS. BSCK II. Diêm Thị Thanh Thủy

Trưởng khoa khám Tự nguyện II, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

22-11-2021 09:07 | Blog thầy thuốc
google news

SKĐS - Một bà mẹ đến gặp tôi và phàn nàn về chuyện con gái của chị sắp thi rồi mà lười học, vô cảm… Tôi bảo chị mua cho cháu vài loại thuốc bổ để uống có khi con bị áp lực quá nên tính tình như vậy.

Chị đã không thể bình tĩnh và nói "có ai bán thuốc tăng động lực cho nó thì tôi mua chứ nó chả thiếu gì cả"…

Nghe chị nói xong tôi cũng "giật bắn cả mình".

Tôi cũng giống như bao ông bố bà mẹ ở Việt Nam nuôi dạy con không đúng cách, đến khi mình đủ tỉnh táo, đủ trải nghiệm, đủ độ đầm để nhận ra điều đó và muốn thay đổi thì đã hình thành nhân cách mất rồi.

Đa số chúng ta nuôi con giống như nuôi một con thú cưng. Cho nó ăn ngon, mặc đẹp, đáp ứng mọi thứ trước cả nhu cầu nó sẽ muốn, để cho nó không phải suy nghĩ gì miễn là chúng làm theo mọi thứ mình muốn. Mà thứ mình muốn là nó phải ngoan, biết nghe lời, không được cãi… Còn nếu không ngoan thì sẽ dạy bằng nhiều hình thức, trong đó hay gặp nhất là roi vọt là quan niệm "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, " đòn đau nhớ đời". Thế hệ của chúng ta có nhiều người bị như thế và hầu hết chúng ta cũng lớn lên như thế.

Nhưng bây giờ thì khác, những đứa trẻ của chúng ta chúng không giống như chúng ta ngày xưa. Khả năng tiếp nhận vấn đề, phân tích vấn đề của bọn trẻ rất tốt, nó có cá tính, có cảm nhận riêng của nó.

Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến đứa trẻ bướng bỉnh luôn chống lại cha mẹ vì chúng ta cho nó đầy đủ mọi thứ nhưng lại thiếu của tụi trẻ đúng 1 thứ đó là tự do. Thứ quý giá nhất của con người.

Bố mẹ Việt Nam luôn áp đặt rằng con phải chơi với bạn nào? Phải ăn mấy bát cơm? Phải học tốt môn nào?, đi học phải được điểm cao làm toán là phải được 10, phải biết nghe lời, trẻ nhỏ thì phải đặt đâu ngồi đấy không quấy phá bầy bẩn ra nhà cửa... Phải suy nghĩ suy xét mọi vấn đề giống như chúng ta những người 40, 50 tuổi.

Chúng ta quên rằng tự do sẽ tạo cho trẻ sự sáng tạo và đó chính là động lực của sự phát triển. Tôi cho rằng đó là thứ thuốc mà người mẹ trong câu chuyện tôi nói trên đang tìm mua. Tuy nhiên, tự do vẫn phải trong khuôn khổ được rèn luyện chứ không phải tự do là muốn làm gì thì làm đua đòi, ăn chơi.

Sự chiêm nghiệm bắt đầu từ bản thân mình. Khi nhỏ tôi còn là đứa trẻ. Tôi rất nghịch ngợm ngỗ ngược, tôi luôn làm những thứ mình thích bất chấp đòn roi. Tôi bị đánh suốt ngày. Bố tôi luôn cho tôi là đứa bất trị. Nhưng tôi tự nhận thấy tôi là đứa trẻ khá hiểu chuyện.

Tôi luôn bị so sánh với những đứa trẻ trong xóm mà bố mẹ ông bà luôn khen chúng ngoan vì nói chúng biết nghe lời, bảo chúng làm gì làm đấy dù là việc chúng không thích, không muốn nhưng chúng vẫn cố làm vì để được ngoan. Mọi người không bao giờ thấy rằng tôi học tốt hơn tất cả những đứa trẻ con trong vùng. Hầu như không ai nhìn thấy ưu điểm nào của tôi. Trong đầu tôi luôn mong muốn phải làm gì đấy để hơn hẳn những đứa trẻ kia.

Không phải vô nghĩa mà các nước phát triển họ luôn tìm năng khiếu cúa trẻ qua suy nghĩ, sáng tạo và sự thể hiện trong hoạt động hàng ngày. Nếu đứa trẻ đươc phát huy đúng sở trường với lòng đam mê thì đứa trẻ đó sẽ dễ thành công.

Tôi và có lẽ nhiều đọc giả  thuộc thế hệ cũ với đầy định kiến sai lầm đã để lại đầy vết thương trong tâm hồn con mình. Vì thế, hy vọng các bạn trẻ hiện đại hãy đừng đi theo vết xe đổ của chúng tôi thì xã hội mới phát triển được. Nhà nước luôn kêu gọi "công nghiệp hóa hiện đai hóa để phát triển đất nước " Theo tôi thay đổi con người mới thực sự để phát triển.

Các bạn có suy nghĩ như tôi không????

 "Con nhà người ta" - một sự so sánh độc hại! 'Con nhà người ta' - một sự so sánh độc hại!

SKĐS - "Con nhà người ta" là một khái niệm hoàn hảo được các bậc cha mẹ tạo ra để so sánh với chính con cái của mình. Và đây thực sự là một sự "so sánh độc hại".


BSCKII Diêm Thị Thanh Thuỷ
Trưởng khoa - BV Phụ sản Hà Nội
Ý kiến của bạn