Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay

02-04-2022 15:27 | Xã hội
google news

SKĐS - Đợt mưa lũ trái mùa khiến cho nhiều khu vực thấp trũng tại Thừa Thiên Huế bị ngập lụt. Không chỉ vậy, hàng nghìn ha lúa bị ngập úng khiến nông dân đứng trước nguy cơ trắng tay.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 1.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên từ ngày 31/3 đến ngày 1/4 tại Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa to, mưa rất to trên diện rộng.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 2.

Đến sáng 2/4, mưa vẫn tiếp diễn tại nhiều nơi ở miền Trung, nhiều nơi vùng thấp trũng như 2 huyện Phong Điền, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nước lũ vẫn làm ngập lụt ở một số tuyến đường, một số nơi người dân di chuyển bằng thuyền.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 3.

Theo người dân, việc xảy ra đợt mưa lũ trái mùa là hiện tượng lạ, ảnh hưởng đến cuộc sống, mùa màng.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 4.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 5.

Tại huyện Phong Điền, vùng hạ du của sông Bồ, sông Ô Lâu, nước sông tràn bờ khiến các xã như Phong Bình, Phong Hòa, bị ngập 0,3-0,5 m. Các tuyến đường liên xã, liên thôn bị chia cắt. Một đoạn đê ở xã Phong Bình bị vỡ khoảng 20 m, khiến 200 ha lúa và hoa màu bị ngập.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 6.

Tại huyện Quảng Điền, mưa lớn cùng với việc thủy điện điều tiết nước khiến cho các khu vực thấp trũng như thôn Xuân Tùy (xã Quảng Phú) bị nước bủa vây. Người dân phải bì bõm lội nước, hoặc dùng ghe thuyền làm phương tiện đi lại.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 7.

Việc nước lũ dâng lên khiến các diện tích hoa màu của người dân bị ngập, nguy cơ mất mùa hiện hữu. Bà Đào Thị Gái (ở thôn Xuân Tùy, xã Quảng Phú) cho hay, lúa thời điểm này đang vào thời kỳ lên đòng, trổ nên nếu bị nước lũ nhưng chìm nên nguy cơ hư hoàn toàn.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 8.

Theo bà Gái, nhiều năm qua, vụ lúa Đông Xuân rất hiếm khi bị hư hỏng do mưa lũ. Người dân miền Trung thường mất mùa vào vào Hè Thu với những năm mưa lũ đến sớm. Vụ hè thu năm trước, người dân cũng phải gặt lúa chạy lũ bão, đến vụ Đông Xuân này cũng bị hư hại, trắng tay. Làm nông nghiệp những năm gần đây rất khó khăn trước sự biến đổi của thời tiết.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 9.

Thống kê sơ bộ tại Thừa Thiên Huế, diện tích lúa bị ngập úng khoảng 15.185 ha (ngập trên 70% là 10.932 ha, ngập dưới 70% là 4.253 ha) và hơn 1.000 ha hoa màu bị ngập úng.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 10.

Mưa lớn cũng gây ngập lụt tại thôn 9, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy sáng 2/4.

Mưa lũ trái mùa, vùng trũng ngập cục bộ, nông dân nguy cơ trắng tay  - Ảnh 11.

Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng lượng mưa phổ biến vừa qua từ 250-400mm, một số nơi cao hơn Nam Đông 770 mm, Lộc Tiến, Phú Lộc 520mm, Thuỷ Yên 540mm, Tà Lương 472mm. Đây là đợt mưa có lượng và cường độ lớn, lũ trái mùa, mưa to ở vùng núi kết hợp với vùng đồng bằng đã gây ra đợt lũ trên diện rộng. Do tiếp tục do ảnh hưởng của không khí lạnh, nên từ sáng nay 2/4-3/4, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa vừa, rải rác mưa to, có nơi mưa rất to; mưa với cường độ lớn nhất tập trung trong ngày 2/4. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 40-70mm, có nơi trên 100mm.

Bộ đội, dân quân dầm mưa giúp dân cứu lúa trước nguy cơ bị ngập Bộ đội, dân quân dầm mưa giúp dân cứu lúa trước nguy cơ bị ngập

SKĐS - Mưa lớn kéo dài làm ảnh đến hàng trăm ha lúa, do đó Ban CHQS huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ phối hợp với người dân đắp đê ngăn lũ cứu lúa.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Vụ cháy nhà trọ ở Phú Đô: Nạn nhân đang mang thai và chuẩn bị làm đám cưới

 


Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn