Trong đó: 22 người do bị lũ cuốn; 03 thuyền viên trên biển, 03 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ). Cụ thể: Quảng Bình 02 (tăng 01), Quảng Trị 08 (tăng 02), Thừa Thiên Huế 05 (tăng 02), Quảng Nam 06 (tăng 03), Đà Nẵng 01, Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, ĐăkLăk 01, Lâm Đồng 01, Kon Tum 02 (tăng 02).
Số người mất tích là 12 người (trong đó: 08 người do lũ cuốn; 04 thuyền viên trên biển), gồm: Quảng Trị 05, Thừa Thiên Huế 01, Đà Nẵng 03, Quảng Nam 02, Gia Lai 01), giảm 02 người (Quảng Bình: 01, Quảng Trị 01 đã tìm thấy thi thể).
Về nhà ở: 415 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 131.077 nhà bị ngập.
Về giao thông: 137 điểm Quốc lộ, 11.576m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi); 19 điểm ngập (Quảng Bình 03; Thừa Thiên Huế 16). Ngành giao thông đã lập rào chắn, trực điều tiết giao thông và tổ chức khắc phục các sự cố.
Hiện tình trạng ngập lụt, sạt lở còn gây ách tắc ở một số vị trí trên các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 1A, 49, 49B (Thừa Thiên Huế); đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 (Quảng Trị); Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15 (Quảng Bình).
Về nông nghiệp: 592ha lúa, 4.179ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 3.588ha thủy sản bị thiệt hại; 293 con gia súc, 155.997 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Về giáo dục: 244 điểm trường bị ngập (Quảng Bình 28, Quảng Trị 110; Đà Nẵng 12, Quảng Nam 30, Quảng Ngãi 64).
Về tình hình sạt lở bờ biển: 21,1 km (Hà Tĩnh 7km, Thừa Thiên Huế 10,6km, Quảng Nam 3,5km).
Ảnh minh họa.
Nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, hiện nay, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã có báo cáo, tờ trình đề xuất về nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia, gồm: 6.500 tấn gạo (Quảng Bình: 3.000; Quảng Trị 1.500; Thừa Thiên Huế 1.000; Quảng Nam 1.000); 5,5 tấn lương khô (Quảng Trị: 1,5; Thừa Thiên Huế: 2,0; Quảng Nam: 2,0); 20.000 thùng mỳ tôm (Thừa Thiên Huế: 10.000; Quảng Nam: 10.000); các loại thuốc, hóa chất khử trùng và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.
Công việc tiếp theo cần tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới. Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết, mất tích; cứu chữa người bị thương; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch cho người dân bị thiệt hại; bảo đảm khám chữa bệnh cho người dân vùng lũ; khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, phục hồi sản xuất.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 7 và tình hình mưa lũ để chủ động các biện pháp ứng phó, đặc biệt là việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển; quản lý, hướng dẫn tàu thuyền đang neo đậu, nhất là tàu vận tải, tàu neo đậu ở khu vực cửa sông.
Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản. Chỉ đạo, tổ chức giám sát, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và hạ du, dành dung tích để đón đợt lũ tiếp theo, đặc biệt là đối với các hồ chứa lưu vực sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn và các hồ chứa khu vực Bắc Bộ đã đầy nước.
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, bão trên biển Đông; hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, tích trữ lương thực, thực phẩm, nước uống đề phòng mưa lũ dài ngày, nhất là các khu vực còn bị ngập sâu, có khả năng bị chia cắt.
Tiếp tục tổng hợp, đánh giá thiệt hại do mưa lũ và nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp; rà soát xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ về lương thực, thuốc, hóa chất xử lý nước, khử khuẩn, xử lý môi trường và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn...