Mưa dông ở miền Bắc kéo dài đến khi nào?

26-06-2023 15:26 | Xã hội
google news

SKĐS - Mưa nhiều ở Bắc Bộ cũng như Thanh Hóa, Nghệ An còn kéo dài cho đến thứ 4 (28/6). Từ thứ 5 (29/6) nắng nóng quay trở lại.

El Nino khiến thời tiết nhiều biến động, nắng nóng khô hạn đi kèm mưa lũ bất thườngEl Nino khiến thời tiết nhiều biến động, nắng nóng khô hạn đi kèm mưa lũ bất thường

SKĐS - Đầu tuần tới, khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ. Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.0

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hôm nay mưa dông duy trì ở miền Bắc cả ngày. Mưa tập trung ở Đông Bắc Bộ, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang. Lượng mưa phổ biến 20-40mm, có nơi trên 60mm. Thời gian xảy ra mưa tập trung vào chiều tối và đêm. Đợt mưa này ở miền Bắc được dự báo kéo dài hết ngày 27/6, sau đó khu vực trở lại trạng thái khô ráo, oi nóng. Nắng nóng có thể trở lại vào đầu tháng 7. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng khu vực trũng, thấp. Mưa cường độ lớn trong thời gian ngắn cũng có thể gây ngập úng tại khu đô thị. Dự báo mưa nhiều ở Bắc Bộ cũng như Thanh Hóa, Nghệ An còn kéo dài cho đến thứ 4 (28/6). Từ thứ 5 (29/6) nắng nóng quay trở lại.

Mưa dông ở miền Bắc kéo dài đến khi nào? - Ảnh 2.

Mưa lũ ở miền Bắc sẽ kéo dài đến ngày 28/6.

Đợt nắng nóng này sẽ bắt đầu từ  27-28/6 tại Trung Trung Bộ, sau mở rộng dần ra Bắc Bộ từ khoảng 29-30/6. Tại miền Bắc, nắng nóng không gay gắt và có xu hướng bị xé lẻ, đứt quãng, không kéo dài, nhiệt độ cao nhất là 35-37 độ C. Nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài hơn (có thể đến trung tuần tháng 7), nhiệt độ có thể lên đến 38 độ C hoặc có nơi cao hơn, nhưng không quá dài và rất ít khả năng kéo dài đến cả tháng như năm 2014, 2015, 2019, 2020 hay 2021. Gần như không có khả năng xuất hiện các mức nhiệt như trong tháng 5 nữa. Dự báo nắng nóng vẫn còn xảy ra trong các tháng 7-8 và 9, tuy không kéo dài nhưng xu hướng kết thúc muộn.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN vừa ra Công điện số 04/CĐ-TW ngày 21/7/2020 gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh miền núi phía Bắc; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí về ứng phó với mưa, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi phía Bắc.

Công điện nêu rõ, hiện nay, khu vực miền núi phía Bắc đang có mưa to đến rất to, đặc biệt tại Hà Giang mưa tới 350mm trong 10 giờ (từ 0h-10h/21/7), làm 2 người chết, ngập sâu nhiều nơi tại TP Hà Giang. Trong những ngày vừa qua, khu vực miền núi phía Bắc đã xảy ra mưa to đến rất to (phổ biến từ 150-250mm, có nơi trên 250mm), gây sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt và thiệt hại về người, cơ sở hạ tầng, nhà ở, sản xuất của người dân. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ, đặc biệt tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Theo bản tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 25-27/6, khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, giảm thiệt hại về người và tài sản, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất; triển khai ngay các lực lượng cứu hộ, di dời dân vùng bị ngập sâu. Chỉ đạo chính quyền cơ sở và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn.Đồng thời, triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn theo cấp báo động; tổ chức tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.

Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; tuyên truyền, ngăn chặn không để người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng trên, ven sông, suối; các chủ phương tiện vận tải thuỷ, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình. Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thuỷ điện nhỏ, công trình đang thi công, sửa chữa; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống.

Chuyên gia cảnh báo mưa lũ bất thường sau nắng nóngChuyên gia cảnh báo mưa lũ bất thường sau nắng nóng

SKĐS - Bước vào giai đoạn El Nino, Việt Nam phải đối mặt với những diễn biến thời tiết bất thường, trong đó đề phòng mưa bão cực đoan có thể gây ngập úng sau nắng nóng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Mưa Lớn Ở Miền Bắc Sắp Chấm Dứt, Nắng Nóng Quay Trở Lại | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn