Mùa đông năm nay có xu hướng ấm lên?

17-11-2022 10:10 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo các chuyên gia, mùa đông không chỉ đến muộn, mà còn có xu hướng ấm lên do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây.

Miền Bắc chuẩn bị đón đợt rét đầu tiên dưới 20 độMiền Bắc chuẩn bị đón đợt rét đầu tiên dưới 20 độ

SKĐS - Đêm 9/10, một đợt không khí lạnh sẽ gây mưa rét cho miền Bắc. Đây là đợt rét đầu tiên của mùa đông năm nay, nền nhiệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc có thể dưới 20 độ.

Mùa đông đến sớm nhưng nhiệt độ trung bình cao hơn

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt độ trung bình tháng 8-9/2022 ở khu vực Bắc Bộ cao hơn ttrung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; tháng 10/2022 ở mức xấp xỉ (TBNN); tháng 11-12/2022 phổ biến thấp hơn TBNN khoảng 0,5 độ C; tháng 1/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.

Sang tháng 11, nhiệt độ trung bình tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cao hơn trung bình nhiều năm 0,5 độ C. Khoảng trung tuần và nửa cuối tháng 12, miền Bắc nước ta sẽ đón đợt rét đậm, rét hại đầu tiên trong mùa đông năm 2022.

Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Trưởng Phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến hết tháng 12/2022, nhiệt độ trung bình (NĐTB) tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0.5-1.0 độ C; các khu vực khác phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Chuyên gia lý giải mùa đông năm nay cao hơn trung bình nhiều năm - Ảnh 2.

Mùa đông năm nay có xu hướng ấm hơn , nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm.

Từ nay đến hết năm 2022, thời tiết có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina (pha lạnh) và khả năng còn kéo dài sang các tháng đầu năm 2023. Do đó, mùa đông năm 2022 có khả năng không khí lạnh hoạt động sớm. Tuy nhiên nửa cuối mùa đông, nhiệt độ lại cao hơn so với trung bình nhiều năm.

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia cảnh báo thiên tai và thời tiết cực đoan, cho biết, năm nay, La Nina đang giai đoạn muộn, chuẩn bị chuyển sang pha trung tính. Bắt đầu từ đầu năm 2023. La Nina chuyển sang pha trung tính, mưa và lạnh giảm, chuyển sang giai đoạn ấm và khô.

Nhiệt độ trung bình chung của mùa đông năm nay sẽ cao hơn so với các năm trước. Xen kẽ những đợt nắng ấm vẫn có đợt lạnh sâu, nhưng sẽ không kéo dài. Vẫn có thể có những đợt rét đậm, rét hại, tuyết rơi nhưng nếu tính trung bình chung của những đợt lạnh ấy cộng lại so với trung bình nhiều năm trước sẽ không bằng. Xác suất để có những đợt như thế cũng không nhiều vì khi pha trung tính hoặc El Nino thịnh hành thì cơ hội để tạo ra các đợt lạnh sẽ ít đi.

Theo mô hình phân tích dự báo khí hậu toàn cầu (GFS), các tỉnh miền Bắc của Việt Nam sẽ có nhiệt độ trung bình cao hơn từ 1 - 1,5 độ C so với trung bình giai đoạn 1980 - 2009. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình ở khu vực Bắc Trung Bộ sẽ cao hơn 0,5 - 1 độ C. Nhiệt độ các tỉnh phía Nam vẫn không đổi so mới mọi năm.

"Chúng ta có thể sẽ phải đối diện một mùa hè nắng nóng cực đoan vào năm tới khi nền nhiệt được dự báo sẽ cao hơn trung bình nhiều năm. Cần phải tính toán đến việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng từ bây giờ vì mùa hè sang năm có thể thiếu điện do nhu cầu tăng cao", TS Huy thông tin.

Mùa đông có xu hướng ấm hơn

Tháng 1 và 2 hàng năm là thời gian có nhiệt độ thấp nhất, tuy nhiên năm nay theo dự báo của WeatherPlus, cả hai tháng này, nền nhiệt dự báo cao hơn trung bình nhiều năm. Tháng 1/2021, vùng núi xu hướng ấm hơn từ 0.5-1 độ C. Trong tháng có khoảng 3-4 đợt không khí lạnh, trong đó khả năng có từ 1-2 đợt mạnh gây rét đậm, rét hại trên diện rộng.

Sáng tháng 2/2023, mùa đông miền Bắc nóng hơn hẳn năm trước. Nhiệt độ cao hơn so với tháng 1/2023 trước đó khoảng 0.5-1 độ và ấm hơn hẳn từ 4-5 độ C so với tháng 2/2022 cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng có từ 2-3 đợt không khí lạnh, ít khả năng xuất hiện đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng mà chủ yếu tập trung ở vùng núi Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc tháng 2/2023 phổ biến từ 18.5-20.5 độ, vùng núi 16.5-18.5 độ C; nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C, vùng núi 7-10 độ C, núi cao 3-6 độ C.

Theo các chuyên gia, mùa đông không chỉ đến muộn, mà còn có xu hướng ấm lên do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây. Trong đó, 2016 được xem là năm ấm nhất với nền nhiệt mùa đông cao hơn 2,5 độ C so với trung bình nhiều năm.

Các năm 2018, 2019, 2020 nằm trong danh sách 5 năm có mùa đông ấm nhất trong giai đoạn 1986 đến 2020. Số ngày rét đậm với nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C và số ngày rét hại với nhiệt độ trung bình ngày dưới 13 độ C cũng giảm rõ rệt.

Ở nước ta, theo thống kê gần 60 năm trở lại đây, số lượng các đợt không khí lạnh từ Siberia tràn xuống ngày càng giảm mạnh. Thông thường, mỗi năm có 29-30 đợt không khí lạnh đi xuống nhưng 10 năm trở lại đây đã giảm còn 25 đợt. Đặc biệt, từ năm 2019, còn 17 đợt không khí lạnh từ Siberia tràn xuống nước ta.

Tại Lễ công bố Báo cáo khí hậu Châu Á năm 2021, GS.TS Trần Hồng Thái, đại diện của Việt Nam tại Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng khu vực II Châu Á (RA II), Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, thông tin, biến đổi khí hậu đã được quan sát thấy ở toàn khu vực châu Á. Nhiệt độ vào năm 2021 trong khu vực cao hơn 0,86 độ C so với mức trung bình 1981 - 2010.

Lượng mưa giảm và sự phát triển của băng tuyết ít hơn đã ảnh hưởng lượng nước cung cấp cho cây trồng và làm giảm sản lượng. Thời tiết và các hiện tượng cực đoan dưới tác động của biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại về người và tài sản trong toàn khu vực.

Không khí lạnh mạnh gây mưa rét khi nào tràn xuống miền Bắc?Không khí lạnh mạnh gây mưa rét khi nào tràn xuống miền Bắc?

Khoảng 3 - 4/11, một khối không khí lạnh có khả năng tăng cường xuống miền Bắc, duy trì cường độ đến khoảng 7 - 8/11, sau đó suy yếu dần.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 17/11: Bất ngờ về chủ nhân và nguồn gốc xe ô tô biển xanh tông nữ sinh tử vong ở Phú Quốc | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn