Mua bán online lên ngôi, chợ truyền thống ế ẩm, vắng khách

28-03-2023 14:33 | Xã hội
google news

SKĐS - Một vài năm trở lại đây, xu thế mua sắm online lên ngôi, chợ truyền thống rơi vào tình trạng đìu hiu, ế ẩm. Tiểu thương lo lắng vì lượng khách giảm sút nhiều so với trước kia.

Chợ truyền thống được coi là kênh mua bán lâu nay của người dân. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhất là sau dịch COVID - 19, mua bán online đã lên ngôi, chợ truyền thống trở nên "thất thế".

Chợ Hà Đông (Phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông), là chợ truyền thống lớn nhất phía Tây Hà Nội. Tại đây với đầy đủ đa dạng hàng hóa, giá cả phải chăng, tiểu thương vui vẻ, thân thiện. Thế nhưng, sau hơn 2 năm dịch đến nay, các sạp hàng trở nên thưa thớt, lượng người mua giảm đi đáng kể.

Ngay cổng vào của chợ Hà Đông thấy thưa thớt.

Theo phóng viên ghi nhận lúc 10 giờ sáng, các hàng quán tại chợ Hà Đông vắng khách, số lượng tiểu thương tham gia buôn bán còn nhiều hơn người đi mua sắm.

Theo đại diện Ban quản lý chợ Hà Đông cho biết, 1-2 năm gần đây, lượng hàng hóa tiêu thụ tại chợ giảm nhiều, nhiều tiểu thương đã phải sang nhượng gian hàng để làm việc khác.

Đại diện Ban quản lý chợ Hà Đông cho biết, 1-2 năm gần đây, lượng hàng hóa tiêu thụ tại chợ giảm nhiều, nhiều tiểu thương đã phải sang nhượng gian hàng để làm việc khác.

Sau đại dịch COVID – 19, thói quen mua sắm online trên mạng xã hội đẩy mạnh. Từ đi chợ hộ cho đến mua sắm ship tận nhà. Do vậy, nhiều gia đình đã không còn mặn mà với việc đi chợ mỗi ngày.

Sau đại dịch COVID – 19, thói quen mua sắm online trên mạng xã hội được nhiều người áp dụng. Từ đi chợ hộ cho đến mua sắm được ship tận nhà. Do vậy, nhiều gia đình đã không còn mặn mà với việc đi chợ mỗi ngày.

Cũng giống như chợ Hà Đông, chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm) cũng rơi vào trường hợp tương tự.

Theo chị Toan – tiểu thương buôn bán quần áo tại chợ Phùng Khoang chia sẻ, khoảng 3 năm nay khách đến chợ mua sắm giảm đi đến khoảng 30% - 40%.  Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Toan cho biết, do lượng người mua sắm truyền thống giảm nhiều, vì vậy những người tiểu thương tại chợ bắt đầu tìm hiểu, học cách đăng các mẫu mã thời trang lên mạng xã hội để bán thêm.

Theo chị Toan – tiểu thương buôn bán quần áo tại chợ Phùng Khoang chia sẻ, khoảng 3 năm nay khách đến chợ mua sắm giảm khoảng 30% - 40%. Do lượng người mua sắm truyền thống giảm nhiều, vì vậy những tiểu thương tại chợ bắt đầu tìm hiểu, học cách đăng các mẫu mã thời trang mới lên mạng xã hội để bán thêm.

Thực trạng đếm người trong chợ làm cho nhiều tiểu thương rơi vào tình trạng lao đao, lo lắng vì nguồn thu nhập bị giảm sút. Dù là sáng sớm hay gần trưa, lượng khách vào chợ vẫn rất thưa thớt, sức mua đìu hiu, tiểu thương mỏi mòn đợi khách.

Thực trạng "đếm người" trong chợ làm cho nhiều tiểu thương rơi vào tình trạng lao đao vì nguồn thu nhập bị giảm sút. Dù là sáng sớm hay gần trưa, lượng khách vào chợ vẫn rất thưa thớt, nhiều gian hàng đìu hiu, chỉ còn những người bán hàng mỏi mòn đợi khách.

Nằm trên tuyến đường chính của nhiều trường đại học, chợ Xanh (Xuân Thủy, Cầu Giấy) được coi là thiên đường mua sắm của sinh viên các trường đại học.

Chợ Nhà Xanh, cái tên không còn xa lạ đối với sinh viên Hà Nội. Từ đầu chợ đến cuối chợ chỉ toàn quần áo, túi xách, giầy dép, mỹ phẩm và một số hàng quán bán đồ ăn vặt.

Chợ Nhà Xanh, cái tên không còn xa lạ đối với sinh viên Hà Nội.

Được mệnh danh là chợ mua sắm dành cho sinh viên các trường đại học lân cận như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Đại học Thương mại... vì ở đây có những món hàng giá rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Giờ đây, chợ Nhà Xanh cũng rơi vào tình trạng thưa thớt khách mua.

Em N.H.G. (sinh viên năm 2, Đại học Sư Phạm Hà Nội) chia sẻ, bọn em chủ yếu mua đồ trên shopee, lazada hay các trang cá nhân bán online trên facebook vì không cần phải trả giá và được nhận hàng ngay tại nhà tiết kiệm thời gian.

N.H.G. (sinh viên năm 2, Đại học Sư Phạm Hà Nội) chia sẻ, bọn em chủ yếu mua đồ trên shopee, lazada hay các trang cá nhân bán online trên facebook vì không cần phải trả giá và được nhận hàng ngay tại nhà, tiết kiệm thời gian.

Chợ Nghĩa Tân là một trong những chợ trung tâm của quận Cầu Giấy, ở đây bán đa dạng các mặt hàng và được coi là thiên đường ăn vặt.

Chợ Nghĩa Tân là một trong những chợ trung tâm của quận Cầu Giấy, ở đây bán đa dạng các mặt hàng và được coi là thiên đường ăn vặt.

Chợ vắng khách mua, các tiểu thương chỉ biết bầu bạn với chiếc điện thoại từ sáng tới tối. Kinh doanh ế ẩm nhưng hằng tháng, tiểu thương vẫn phải gánh nhiều loại thuế và các chi phí khác như tiền thuê sạp, tiền điện… Những người không cầm cự được buộc phải cho thuê hoặc sang nhượng sạp để làm những công việc khác.

Chợ truyền thống vắng khách mua, các tiểu thương chỉ biết làm bạn với chiếc điện thoại từ sáng tới tối. Kinh doanh ế ẩm nhưng hàng tháng, tiểu thương vẫn phải gánh nhiều loại thuế và các chi phí khác như tiền thuê sạp, tiền điện… Những người không cầm cự được buộc phải cho thuê lại hoặc sang nhượng sạp để làm việc khác.

Video phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống ghi lại tại một số chợ truyền thống tại Hà Nội:

Hình ảnh các chợ truyền thống vắng khách.


Hồng Ngọc
Ý kiến của bạn