Hà Nội

MSD– góp phần giải quyết kháng kháng sinh tại Việt Nam và Đông Nam Á

11-12-2020 09:00 | Thời sự
google news

SKĐS - Sự gia tăng mức độ kháng kháng sinh (AMR) là một vấn đề phức tạp mà không có giải pháp đơn giản hoặc đơn lẻ nào có thể giải quyết được, nhưng MSD cam kết đầu tư chuyên môn và nguồn lực cùng với với các đối tác để cung cấp những loại kháng sinh cần thiết cho những ai cần chúng nhất. MSD tự hào đầu tư 100 triệu USD trong 10 năm vào Quỹ Hành động AMR

MSD (tên thương hiệu của Merck & Co., Inc. Kenilworth, N.J., Hoa Kỳ (Mã giao dịch trên sàn chứng khoán New York: MRK)) công bố trong tháng 10, MSD đã tài trợ cho Hội đồng kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế (BCIU) tổ chức một diễn đàn cấp cao với chủ đề “Cuộc chiến chống lại kháng kháng sinh ở Việt Nam và Đông Nam Á” với các chuyên gia từ Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các chuyên gia quốc tế và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu trong nước.

Diễn đàn được tổ chức với sự hỗ trợ của Chương trình nghị sự An ninh Y tế toàn cầu và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ.

Kháng kháng sinh và sự tiến triển trong khu vực

Kể từ khi ra đời, kháng sinh đã thay đổi hoàn toàn ngành y tế, giúp cứu sống rất nhiều người trên toàn cầu. Song sự gia tăng mức độ kháng kháng sinh (AMR) khiến các loại thuốc kháng sinh hiện nay trở nên kém hiệu quả. Đề kháng là một hiện tượng tự nhiên mà nhờ đó các vi khuẩn xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại thuốc kháng sinh. Vì vậy, chúng ta cần liên tục phát triển các loại thuốc kháng sinh mới để khống chế các tác nhân kháng thuốc.

Với dân số khoảng 96 triệu người, Việt Nam được ghi nhận là một trong các quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong khu vực châu Á– Thái Bình Dương. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễm trùng mắc phải là các vi khuẩn gram âm kháng đa thuốc. Trong đại dịch COVID-19, Việt Nam cũng đã gặp nhiễm trùng đa kháng thuốc (2 -3 tác nhân trên một bệnh nhân), nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các trường hợp nhiễm COVID-19 gần đây.

Một vài yếu tố dẫn đến mức độ kháng kháng sinh cao là việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý. Luật Dược (2005) quy định kháng sinh là thuốc kê đơn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh lại đang được mua một cách dễ dàng mà không cần đơn của bác sĩ. Thêm vào đó, nhiều loại thuốc kháng sinh dùng chữa bệnh cho người được sử dụng cả trong nông nghiệp, khiến tình trạng kháng kháng sinh càng nghiêm trọng hơn.

Tỉ lệ vi khuẩn gram âm đường ruột sinh men ESBL đã tăng 24% trên toàn cầu và tỉ lệ vi khuẩn đường ruột kháng nhóm kháng sinh carbapenem tại các vùng dịch đã chạm mốc con số 65%. Ước tính đến năm 2050, hơn 4,7 triệu người tại châu Á – Thái Bình Dương sẽ tử vong mỗi năm do các bệnh nhiễm trùng mà trước đây có thể điều trị bằng kháng sinh - con số ca tử vong toàn cầu cao nhất từng được dự báo.

Các yếu tố đặc hữu của châu Á – Thái Bình Dương (bao gồm môi trường, kinh tế xã hội, nông nghiệp, địa lý và nhân khẩu học) khiến khu vực này trở thành một tâm điểm của kháng kháng sinh, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống y tế của khu vực. Nơi đây tập trung 60% dân số toàn cầu, rất nhiều trong số các quốc gia thu nhập thấp và trung bình của khu vực này chưa có các chính sách y tế nghiêm ngặt và thuốc kháng sinh được sử dụng không kiểm soát.

Kháng kháng sinh đang nhận được sự quan tâm gia tăng trên toàn cầu cùng với tỷ lệ tăng của vi khuẩn sinh men ESBL và tác nhân gây bệnh nhóm CRE. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới trong lĩnh vực điều trị vi khuẩn vẫn chưa đủ để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.

Giải quyết vấn đề kháng kháng sinh là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết

Diễn đàn là một cuộc đối thoại mở nhằm thảo luận những thông tin mới nhất về AMR và tìm hiểu các ưu tiên nhằm ngăn chặn sự tiến triển của AMR. Ngoài ra, những vấn đề khác như cơ hội hợp tác cho các bên liên quan để cùng triển khai giải pháp mới về giám sát, quản lý kháng kháng sinh, tiếp cận và tài trợ… cũng được đưa ra thảo luận.

Nghiên cứu phát triển thuốc kháng sinh mới cũng được thảo luận trong diễn đàn. Không giống như trong nghiên cứu thuốc ung thư và đái tháo đường - lĩnh vực có rất nhiều thuốc mới được đăng kí và đưa vào thị trường, có rất ít các loại kháng sinh mới và tiên tiến được giới thiệu kể từ năm 2010, mặc dù kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng thuốc.

Các đánh giá gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Từ thiện Pew (Pew Charitable Trusts) chỉ ra rằng các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới trong lĩnh vực điều trị vi khuẩn vẫn chưa đủ để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc. Kết quả là, cần phải có các giải pháp cấp thiết để đẩy nhanh sự phát triển thuốc kháng sinh. WHO kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, các công ty dược phẩm, các nhà tài trợ nghiên cứu và các bên liên quan hành động như sau:

1.    Tăng cường tài trợ công cho các nghiên cứu kháng sinh phát minh ở giai đoạn sớm nhằm loại bỏ những trở ngại khoa học cơ bản trong quá trình tìm ra loại kháng sinh mới;

2.    Đảm bảo các loại kháng sinh triển vọng sẽ được đưa vào phát triển lâm sàng thành công bằng sự gia tăng khuyến khích đẩy và kéo (push and pull incentives) – điều này bao gồm cả hợp tác công-tư; và

3.    Tìm ra các giải pháp tiên tiến, giúp hoàn đủ vốn đầu tư cho các kháng sinh mới trong khi vẫn đảm bảo việc sử dụng hợp lý. Điều này có thể bao gồm các hình thức bảo hiểm và mua sắm khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa gấp những kháng sinh cần thiết ra thị trường.

Tại diễn đàn, các khách mời đã thảo luận về những ảnh hưởng của AMR không chỉ trên ngành y tế mà còn trên cả khía cạnh kinh tế và xã hội. Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp để chống lại AMR, như Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013-2020,  Bộ tiêu chí đánh giá bệnh viện an toàn được ban hành vào tháng 7/2020.

Chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh đã nhận được sự chung tay nỗ lực từ các tổ chức khác nhau, tiêu biểu là Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu của CDC. Một chương trình giám sát quốc gia đã được khởi động từ năm 2016 với 16 phòng thí nghiệm vi sinh dưới sự quản lý của CDC. Các chương trình này đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các xu hướng kháng thuốc.

Những cam kết của MSD trong giải quyết vấn để kháng kháng sinh


AMR là một vấn đề phức tạp mà không có giải pháp đơn giản hoặc đơn lẻ nào có thể giải quyết được, nhưng MSD cam kết đầu tư chuyên môn và nguồn lực cùng với các đối tác để cung cấp những loại kháng sinh cần thiết cho những ai cần chúng nhất. MSD tự hào đầu tư 100 triệu USD trong 10 năm vào Quỹ Hành động AMR.

Với quỹ mới dành riêng cho nghiên cứu và phát triển thuốc kháng sinh này, mục đích tập thể là đưa hai đến bốn loại kháng sinh mới tới bệnh nhân và bác sĩ vào cuối thập kỷ. Nhiều công ty dược phẩm lớn đã rút khỏi việc phát triển kháng sinh do chật vật với việc thu hồi vốn đầu tư. MSD vẫn duy trì cam kết nghiên cứu và phát triển thuốc kháng sinh trong hơn 80 năm và đã đưa ra sớm hơn dự kiến các phương pháp điều trị mới qua mỗi thập kỷ.

MSD phối hợp với các cơ quan y tế công cộng, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các công ty chẩn đoán để thông báo về việc sử dụng kháng sinh hợp lý bằng cách chia sẻ dữ liệu giám sát. Một trong những chương trình giám sát AMR lớn nhất - chương trình Giám sát xu hướng đề kháng kháng sinh (SMART) - đã thu thập được khoảng 500.000 chủng vi khuẩn phân lập từ 217 địa điểm khác nhau ở 63 quốc gia kể từ năm 2002.

Dữ liệu này có thể giúp hạn chế sự phát triển của AMR bằng cách cung cấp các phác đồ điều trị đầy đủ và hướng dẫn kê đơn để đảm bảo kháng sinh được sử dụng một cách hợp lý.

MSD tại Việt Nam

MSD đã và đang phấn đấu không ngừng để tạo nên sự khác biệt cho mọi người trong suốt 25 năm hoạt động tại Việt Nam. Để đạt được điều này, MSD đã nỗ lực trong những sáng kiến hợp tác Công – Tư quan trọng nhằm giải quyết một số nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cấp thiết nhất , bao gồm Quản lý sử dụng kháng sinh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ (MSD vì Bà mẹ); tiếp cận chăm sóc đặc biệt cho các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính phức tạp trong những cộng đồng thiếu nguồn lực y tế; và hỗ trợ triển khai chương trình tiêm vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung do vi rút HPV nhằm đạt được những Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc.

Chương trình AMS đã được triển khai tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2012 và được mở rộng đến 17 bệnh viện trọng điểm. Bệnh viện Chợ Rẫy, một trong những bệnh viện đầu tiên triển khai AMS, kết quả chứng minh lượng sử dụng kháng sinh đã giảm đáng kể hơn 30%, giúp tiết kiệm 2,1 triệu USD năm 2015 và thêm 1 triệu USD năm 2016. Năm 2020, hợp tác với Bộ Y tế, MSD đã mở rộng chương trình này tại 36 bệnh viện.

Nguyễn Hoàng
Ý kiến của bạn