Hà Nội

Một tuần ghi nhận gần 8.800 ca mắc sốt xuất huyết; Nên và không nên làm gì khi bị bệnh này?

10-08-2022 15:19 | Y tế

SKĐS - Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận hơn 145.500 ca mắc sốt xuất huyết, 53 người tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc tăng gấp 3,3 lần, tử vong tăng 39 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.

Ca mắc sốt xuất huyết tăng 148%, Bộ Y tế phân tuyến điều trị thế nào? Ca mắc sốt xuất huyết tăng 148%, Bộ Y tế phân tuyến điều trị thế nào?

SKĐS - Bộ Y tế lưu ý, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối tập trung nguồn lực để thu dung, điều trị những trường hợp sốt xuất huyết Dengue nặng; Hạn chế vận chuyển người bệnh vượt tuyến, trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị.

Hơn 72% trẻ tử vong do sốt xuất huyết là thừa cân, béo phì

Bộ Y tế cho biết trong tuần 31, cả nước ghi nhận gần 8.800 ca mắc sốt xuất huyết, 3 trường hợp tử vong. So với tuần trước, số mắc giảm hơn 12%, trong đó số nhập viện là gần 6.600 ca, giảm 17,1% so với tuần trước đó.

So với các tuần trước đó, số mắc của tuần 31 có dấu hiệu chững lại, tuy vẫn ở mức cao. Tại một số tỉnh khu vực Tây Nguyên đã ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết.

Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 145.536 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 53 trường hợp tử vong. TP HCM, Bình Dương ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất, mỗi địa phương 10 ca, tiếp đến là Đồng Nai và Bình Thuận đều ghi nhận 5 ca/ tỉnh, Tây Ninh (4 ca), Bình Phước (4 ca), số còn lại rải rác tại một số tỉnh, thành khác như Gia Lai, Đắk Lắk, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu...

So với cùng kỳ 2021, số mắc tăng 3,3 lần, tử vong tăng 39 trường hợp.

1 tuần ghi nhận gần 8.800 ca mắc sốt xuất huyết; Nên và không nên làm gì khi bị bệnh này? - Ảnh 2.

Các cơ sở y tế đã nỗ lực điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.

Tại hội nghị trực tuyến tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh diễn ra mới đây, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết trong 10 năm qua, tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết ở Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều đơn vị gặp khó khăn, ca tử vong năm nay tăng cao hơn so với năm ngoái.

Cũng theo TS Khoa các đơn vị đã tiến hành phân tích 18 trường hợp trẻ tử vong do sốt xuất huyết để nhận định các đặc điểm, đưa ra các giải pháp để giảm tử vong. Qua đó ghi nhận 72,2% ca tử vong là trẻ thừa cân béo phì.

Tỉ lệ nam/nữ tử vong là 11/7 (nam tử vong chiếm nhiều hơn nữ) và trẻ trên 6 tuổi chiếm 77,8%. Số ca bệnh nhập viện muộn là 6/18 trường hợp, chiếm 33,3%; chuyển viện không an toàn chiếm 21,4%.

Dựa vào những phân tích trên, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh đưa ra 10 giải pháp cơ bản giảm tử vong do sốt xuất huyết, trong đó có truyền thông, hướng dẫn cho người dân nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sốc sốt xuất huyết để đưa người bệnh nhập viện kịp thời; tăng cường công tác hội chẩn nội viện, liên viện; thiết lập đường dây nóng hỗ trợ từ xa; đảm bảo đủ thuốc, vật tư, dịch truyền và thiết bị cho công tác điều trị.

Người mắc sốt xuất huyết nên làm gì? Không nên làm gì?

TS Nguyễn Trọng Khoa cũng lưu ý một số điều để nâng cao chất lượng điều trị và giảm tử vong do sốt xuất huyết.

Theo đó người mắc sốt xuất huyết nên:

- Nghỉ ngơi tại giường.

- Uống đủ nước: ( trên 5 cốc đối với người lớn hoặc tính theo trẻ em). Sữa, nước hoa quả (thận trọng với người bệnh đái tháo đường) và các dung dịch điện giải đẳng trương (oresol) và nước cơm. Uống nước trắng đơn thuần có thể gây rối loạn điện giải.

- Uống paracetamol (< 4 gram mỗi ngày đối với người lớn và tính liều theo trẻ em).

- Chườm ấm.

- Tìm nơi muỗi đẻ trong và ở xung quanh nhà để diệt.

Nên tránh làm gì?

- Không uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen hay các chất chống viêm không steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid. Nếu bạn đã uống những thuốc này, hãy tới gặp bác sĩ.

- Không cần thiết uống kháng sinh.

TS Khoa cũng lưu ý cơ sở y tế tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn về bù dịch. Không truyền dịch khi không có chỉ định. Một số trường hợp vào cơ sở y tế tư nhân đã truyền dịch vượt quá quy định, dễ diễn biến nặng với bệnh nhân.

Liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, TS Nguyễn Lương Tâm - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Tổ chức Y tế thế giới nhận định khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh và ước tính có khoảng 100-400 triệu ca mắc mỗi năm; trong 50 năm qua, số mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần và tăng gấp đôi sau 10 năm.

Đại dịch COVID-19 đã gây áp lực lớn lên hệ thống y tế trên toàn thế giới, việc duy trì mạnh mẽ các biện pháp chống dịch với các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết cũng như các bệnh dự phòng bằng vaccine, các bệnh lãng quên khác trong thời kỳ đại dịch là rất quan trọng, để có thể tránh tình huống dịch chồng dịch và hạn chế hậu quả nặng nề với các nước.

Sáng 10/8: Ca COVID-19 nặng tăng nhanh; Biến thể BA.5 xâm nhập cộng đồng, nhắn tin "nhắc" người dân đi tiêm vaccineSáng 10/8: Ca COVID-19 nặng tăng nhanh; Biến thể BA.5 xâm nhập cộng đồng, nhắn tin 'nhắc' người dân đi tiêm vaccine

SKĐS - Liên tiếp trong vài ngày gần đây thống kê của Bộ Y tế cho thấy bệnh nhân COVID-19 nặng gia tăng tại một số cơ sở điều trị; Biến thể BA.5 xâm nhập cộng đồng, người dân nhận được tin nhắn 'nhắc' đi tiêm vaccine phòng COVID-19 đúng lịch, đủ liều...

Thái Bình
Ý kiến của bạn