Triển lãm mỹ thuật và điêu khắc của hai họa sĩ - anh em ruột Nguyễn Duy Lập và Nguyễn Kim Nam tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội) đến hết 20/2 đang được công chúng quan tâm, chú ý. Bởi khi đến với 40 tác phẩm, người xem cũng thấy rõ hai tác giả đã biểu cảm tình yêu quê hương đất nước được hun đúc từ ánh sáng nội tâm, mong phần nào sưởi ấm những tâm hồn đồng điệu.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa, điêu khắc của họa sĩ Duy Lập và Kim Nam, dễ dàng nhận thấy những ánh sáng toát ra trong từng nét vẽ của hai họa sĩ. Đó không phải thứ ánh sáng chiếu rọi mà ánh sáng được phát ra từ tâm của các tác giả: không bày đặt, dàn dựng. Tất cả đều được mượn từ những mảng màu to, nhỏ, tươi nguyên, cân bằng, cũng có khi xô lệch để phản chiếu khiến thị giác người xem bị thôi miên trong ánh sáng của đấng tối cao.
Tác phẩm trưng bày trong triển lãm của hai anh em họa sĩ Duy Lập - Kim Nam được công chúng chú ý bởi chứa đựng nhiều ánh sáng trong từng nét vẽ
Là môn đệ của Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và cũng tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, 20 năm trước, họa sĩ Duy Lập đã có cuộc triển lãm riêng (1997). Dịp này, anh kết hợp chung với em trai Kim Nam với những tác phẩm đầy ma mị về ánh sáng. Ở tranh của họa sĩ Duy Lập, ánh sáng màu được gấp khúc ở những đường cắt lập thể khúc triết với những gam màu nóng, lạnh. Rồi cũng có lúc được uốn cong và tức thì được chỉnh thẳng để rồi xuyên suốt tạo nên biên giới bao hình hài mới lạ như tác phẩm: Hoàng hôn ngựa về chuồng, Dàn nhạc bình minh, Đàn Kiều... Thứ ánh sáng màu khác ở tranh của Duy Lập còn được kết tụ ở những chiếc cầu vồng lơ lửng giữa trời, báo hiệu, dự đoán hoặc làm đẹp hạ giới ở bức Phố tình, Cây hát.
Ánh sáng màu trong tranh của Duy Lập còn tô thắm cho những loài hoa buộc phải đổi thay cũng nhưvẫn giữ được bản sắc gốc ở những bức tranh khổdọc: Hoa chuối rừng, Hoa loa kèn hoặc tranh khổngang Sen nở.
Một điểm nhấn mà công chúng còn ít biết về triển lãm của họa sĩ Nguyễn Duy Lập và Nguyễn Kim Nam đang diễn ra ởNhà triển lãm 16 Ngô Quyền, đó chính là Nguyễn Kim Nam mắc chứng bệnh tựcảm. Theo chia sẻ của họa sĩDuy Lập: “Triển lãm này chúng tôi không mong bán được tranh. Mục đích chính là chuyển tải tác phẩm của em trai (Nguyễn Kim Nam) lưu đọng 36 năm (1981-2017). Em trai tôi không may bị bệnh tự cảm ngáng trở đến với hội họa. Tuy nhiên, Kim Nam cũng từng được trao giải A về vẽ trong cuộc thi Tuổi nhỏ chống Mỹcứu nước, khi đó Trần Đăng Khoa được trao giải A về thơ”.
Với 20 bức tranh sơn dầu của Nguyễn Kim Nam, to - nhỏ đều có, tranh nào cũng tươi ánh sáng sắc đỏ. Đỏlà màu phát quang đầu bảng trong chuỗi màu cơbản. Trong tay Nam màu đỏ được nhân lên gấp bội, phải chăng nó được nhân lên từ chứng bệnh tự cảm vốn có. Nếu như không có nó thì Duy Nam không thể có được những bức tranh đầy ánh sáng với những bức: Tắm, Rừng chiều, Tố nữ, Thợ cày hút thuốc lào...
Đặc biệt, họa sĩ Kim Nam dùng sắc xanh cây phối với sắc đỏ song cùng, đó là cặp màu đối chọi, xanh gần đỏ thì được tăng lên gấp bội, nó cùng phát ra thứánh sáng lộng lẫy, mạnh mẽ thổi hồn vào sự vật cũng như phát sáng chính tác giả. Đó chính là thứ ánh sáng đã cứu rỗi Kim Nam, nó biến những hình ngờ nghệch, méo mó, xiêu vẹo nghiệp dư của anh trởthành một thứduyên chuẩn và rất Kim Nam như bức Bữa cơm tối.
Và điểm chung trong triển lãm của hai anh em họa sĩ, đó là nhiều tác phẩm với mảng màu sáng đa dạng đã thể hiện, phản ánh sâu đậm hơi thở vùng đất, văn hóa, con người Kinh Bắc thông qua các tác phẩm: Nhịp bước vinh quy, Đi hội, Quan họ nắng, Nhịp điệu trên sông, Đỉnh gió, Người mê báo, Núi thở...