Một số trường hợp gây thất thoát, lãng phí rất lớn, nghiêm trọng, làm mất đi cơ hội phát triển

31-10-2022 10:01 | Thời sự
google news

SKĐS - Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Trình bày Báo cáo của Đoàn Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK,CLP) giai đoạn 2016-2021, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – ngân sách, Phó Trưởng Đoàn Giám sát Nguyễn Phú Cường cho biết, phạm vi giám sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP giai đoạn 2016-2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan.

Nội dung giám sát tập trung đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP; kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác THTK,CLP và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Một số trường hợp gây thất thoát, lãng phí rất lớn, nghiêm trọng, làm mất đi cơ hội phát triển - Ảnh 1.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sáng 31/10.

UBTVQH, Chủ tịch Quốc hội luôn chỉ đạo sát sao Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức triển khai thực hiện. UBTVQH đã dành thời gian tại 4 Phiên họp để thảo luận, cho ý kiến, xác định mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương pháp, kế hoạch, đề cương báo cáo và kết quả của từng thời điểm giám sát.

Phó Trưởng Đoàn Giám sát Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh: "Đây là cuộc giám sát có quy mô rộng, nên đã huy động một lực lượng lớn tham gia. Kết quả hoạt động giám sát chuyên đề này bước đầu đã có tác động làm chuyển biến cả về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP, ban hành kế hoạch, giải pháp để chấn chỉnh, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế theo kiến nghị của Đoàn giám sát".

Một số trường hợp gây thất thoát, lãng phí rất lớn, nghiêm trọng, làm mất đi cơ hội phát triển - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Phú Cường.

Ông Nguyễn Phú Cường nêu rõ, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm; trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn, nghiêm trọng, làm mất đi cơ hội phát triển. Những tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân.

Bên cạnh nguyên nhân do một số quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển thì nguyên nhân chủ yếu là việc tổ chức thực hiện, nguyên nhân chính là: kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện chưa nghiêm; nhận thức pháp luật về THTK,CLP của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa đầy đủ; còn có hiện tượng buông lỏng quản lý, nể nang, né tránh tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương.

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chung trong thời gian tới, Phó Trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Phú Cường đề nghị, cần đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, cả khu vực công cũng như khu vực tư để THTK,CLP thực sự làm một quốc sách hàng đầu; tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và bền vững…

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến THTK,CLP bảo đảm đồng bộ, thống nhất và phù hợp yêu cầu thực tiễn; Từ năm 2023, thường xuyên đánh giá hiệu quả và chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh các bất cập, mâu thuẫn nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Chú trọng xây dựng chính sách quốc gia về THTK,CLP trong từng giai đoạn đối với một số lĩnh vực then chốt như tiết kiệm năng lượng; quản lý, khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản…

Một số trường hợp gây thất thoát, lãng phí rất lớn, nghiêm trọng, làm mất đi cơ hội phát triển - Ảnh 3.

Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành Phiên họp.

Phát biểu điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, tại phiên họp này, có đại diện 10 đoàn HĐND tỉnh/thành phố đến dự thính phiên họp về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội, được dư luận, cử tri, nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Chủ tịch Quốc hội và UBTVQH luôn chỉ đạo sát sao ngay từ đầu và trong quá trình giám sát.

Vì phạm vi giám sát rất rộng, liên quan tất cả các ngành, các lĩnh vực đời sống xã hội trong thời gian dài, UBTVQH đã giới hạn giám sát tập trung vào khu vực công trên địa bàn cả nước. Đoàn đã hoàn thành hồ sơ giám sát gửi đến các ĐBQH, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đoàn cũng đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.

Xem xét, xử lý hài hòa sớm đưa Bệnh viện Lão khoa Trung ương cơ sở 2 vào hoạt độngXem xét, xử lý hài hòa sớm đưa Bệnh viện Lão khoa Trung ương cơ sở 2 vào hoạt động

SKĐS - ĐBQH Lê Hoàng Anh cho biết, có ý kiến cử tri phản ánh, vị trí đặt BV Lão khoa Trung ương Cơ sở 2 vướng quy hoạch du lịch tâm linh của doanh nghiệp. Điều này nếu đúng cần phải xem xét phải xử lý một cách hài hòa, thỏa đáng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sốt xuất huyết tại TP. HCM: Triển khai quy trình báo động đỏ nhằm giảm bệnh nhân tử vong.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn