Một số trẻ bị viễn hoặc loạn thị luôn cho rằng 'mắt nhìn bình thường' !

15-01-2024 10:46 | Y tế
google news

Tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị, loạn thị, trong đó tới trên 90% là cận thị. Chỉ chưa đến 10% trẻ mắc tật khúc xạ là loạn và viễn thị. Tuy nhiên, những trẻ này đôi khi được phát hiện muộn và để lại những biến chứng đáng tiếc…

Hai con nhỏ của chị N.K.T., đến từ Hải Phòng đã trở thành bệnh nhân quen thuộc, được quản lý tật khúc xạ tại Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec) từ nhiều năm nay.

Cháu lớn là N.H.M., sinh năm 2007, hai mắt bị viễn loạn được phát hiện muộn hơn, khi đó mắt trái đã bị nhược thị, chỉ còn 2/10, không thể nhìn rõ thêm dù đã được chỉnh đủ số kính. May là mắt phải còn đạt được thị lực 10/10 với kính. Vậy là, M., chỉ luôn nhìn được bằng 1 mắt phải, trong khi nhìn vẻ ngoài 2 mắt của con vẫn như bình thường.

Cháu bé là N.B.A., học lớp 4, được phát hiện loạn thị ngay từ khi con chuẩn bị vào lớp 1. Từ đó đến nay, cứ định kỳ 6 tháng con lại được đi kiểm tra mắt. Kính của con được điều chỉnh tối ưu và khá ổn định nên con đạt thị lực tốt 10/10 cả hai mắt và lần này con không phải thay kính. “Con là một trong những trường hợp được phát hiện khá sớm nên việc chỉnh kính thuận lợi và bố mẹ cũng yên tâm, không lo những biến chứng do loạn thị gây ra”. ThS.BS. Nguyễn Thị Minh Ngọc, trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện Mắt Hitec chia sẻ.

Một số trẻ bị viễn hoặc loạn thị luôn cho rằng 'mắt nhìn bình thường' !- Ảnh 1.

ThS.BS Nguyễn Thị Minh Ngọc khám và tư vấn cho 2 anh em cháu N.B.A và N.H.M đến từ Hải Phòng

Sau khi giải thích và tư vấn cho ba mẹ con chị T., BS Ngọc khuyên chị cần sớm cho em bé 4 tuổi đi khám, nhiều khả năng con cũng có thể bị tật khúc xạ như anh chị mình và cần được xác định để tránh những biến chứng đáng tiếc.

BS. Ngọc còn nói thêm, tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị, loạn thị, trong đó tới trên 90% là cận thị. Chỉ chưa đến 10% trẻ mắc tật khúc xạ là loạn và viễn thị. Tuy nhiên, những trẻ này đôi khi được phát hiện muộn và để lại những biến chứng đáng tiếc như cháu M.

Một số trẻ bị viễn hoặc loạn thị luôn cho rằng 'mắt nhìn bình thường' !- Ảnh 2.

Bệnh viện Mắt Hitec khám tầm soát khúc xạ học đường tại trường Thực nghiệm khoa học giáo dục

Loạn thị là gì và những dấu hiệu của loạn thị?

Theo các chuyên gia nhãn khoa, mắt loạn thị là do bán kính cong của giác mạc ở hai kinh tuyến ngang và dọc không đều nhau, khiến cho ảnh bị hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc và bị nhoè, đôi khi có cảm giác như song thị, nhìn đôi, nhìn ba. Do vẫn nhìn được các vật ở cự ly gần nên loạn thị thường bị bỏ qua. Ngay cả khi đến khám, được bác sĩ hỏi, trẻ vẫn thường nói "mắt nhìn bình thường!"

Nhưng thực ra, để nhìn rõ, trẻ thường phải nheo mắt. Trong một số trường hợp lệch khúc xạ hai mắt, trẻ còn phải nghiêng đầu hoặc chọn một tư thế phù hợp để nhìn. Mặc dù đã cố gắng nhưng trẻ vẫn hay bị nhìn nhầm, do hình/ảnh bị nhoè. Một số trẻ còn bị bố mẹ và thầy cô "mắng" do viết sai dòng, lệch ô ly, viết chính tả bị sót/bỏ cách chữ; trẻ gặp khó khi đọc cả hàng chữ trong khi có thể đọc được những chữ rời rạc. Đôi khi trẻ có thể bị viễn loạn hoặc cận loạn phối hợp.

Một chiếc kính trụ sẽ giúp cho trẻ loạn thị cải thiện được thị lực do ảnh được hội tụ rõ nét trên võng mạc. Kính trụ sẽ phát huy tốt nhất khi được chỉnh đúng số và đúng cả trục loạn của mắt.

Viễn thị là gì và những dấu hiệu của viễn thị?

Một số trẻ bị viễn hoặc loạn thị luôn cho rằng 'mắt nhìn bình thường' !- Ảnh 3.

Học sinh được các chuyên gia của Bệnh viện Mắt Hitec kiểm tra kính đang đeo và đo khúc xạ

Mắt viễn thị sẽ có ảnh hội tụ phía sau võng mạc do trục của nhãn cầu ngắn hơn hoặc giác mạc bị dẹt hơn bình thường. Trẻ viễn thị chỉ nhìn thấy vật ở xa, và khó khăn khi nhìn gần. Tuy vậy, viễn thị nặng trẻ có thể mờ ngay cả khi nhìn xa.

Vì vẫn nhìn xa được nên đôi khi trẻ cho là "mắt nhìn bình thường!" Tuy nhiên trẻ thường được đi khám với các dấu hiệu như: nhanh mỏi mắt, hay phải dụi hoặc chớp/nháy mắt. Một số trẻ được phát hiện vì lác (lé), do mắt luôn phải quy tụ, điều tiết để nhìn gần.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể vẫn còn viễn thị sinh lý, nhưng sau đó trục nhãn cầu phát triển dài thêm ra và trẻ sẽ hết viễn thị. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn không đạt được thị lực tốt cho đến những năm đầu của bậc tiểu học. Có thể do mắt bị viễn thị đơn thuần hoặc viễn loạn phối hợp.

Một chiếc kính cầu hội tụ sẽ giúp trẻ viễn thị nhìn gần rõ hơn, do kéo ảnh hội tụ về đúng trên võng mạc, mắt không còn phải điều tiết nên không bị mỏi. Kính viễn thị được chỉnh theo nguyên tắc: số kính cao nhất cho thị lực tốt nhất.

Chuyên gia mắt Hitec khuyến cáo

Một số trẻ bị viễn hoặc loạn thị luôn cho rằng 'mắt nhìn bình thường' !- Ảnh 4.

Tại Bệnh viện Mắt Hitec trẻ được khám khúc xạ chuyên sâu, đo bản đồ giác mạc

Nếu như cận thị thường được khởi phát và tiến triển do các yếu tố có liên quan đến học đường thì loạn thị và viễn thị lại thường liên quan đến tính bẩm sinh và di truyền. Phát hiện sớm loạn và viễn thị rất quan trọng giúp trẻ có một thị lực tốt để sớm hoàn chỉnh thị giác hai mắt, tránh các biến chứng xấu như nhược thị, lác.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, để có đôi mắt sáng khoẻ, cha mẹ hãy trở thành bác sĩ tại nhà cho con. Sớm phát hiện ra những thói quen, tư thế bất thường trong đôi mắt của con khi nhìn, xem tivi, tô vẽ hình…

Cha mẹ cần cho con đi khám tầm soát tật khúc xạ ít nhất 1 lần vào các mốc thời gian: lúc 1 tuổi, 3 tuổi (tuổi mầm non) và đặc biệt khi trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 lúc 5 tuổi.

Tiếp tục các hoạt động của Đề án TẦM SOÁT-QUẢN LÝ TẬT KHÚC XẠ VÀ CHĂM SÓC MẮT HỌC ĐƯỜNG, Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec triển khai chương trình khám khúc xạ miễn phí cho học sinh, bao gồm các bước: Đo khúc xạ tự động; Đo nhãn áp; Thử thị lực; Kiểm tra kính cũ (nếu có); Chụp bản đồ giác mạc hoặc siêu âm đo trục nhãn cầu; Bác sĩ khám trên máy sinh hiển vi để chẩn đoán và tư vấn kê đơn kính …

Chương trình áp dụng cho tất cả học sinh đã được khám sàng lọc tại trường. Phụ huynh/học sinh đặt lịch hẹn khám khúc xạ miễn phí tại các cơ sở của hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec theo hướng dẫn sau:

Hotline: 0332 512 068

Website: https://benhvienmat.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@hethongbenhvienmathitec/videos

Cơ sở 1: Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

Cơ sở 2: Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Cơ sở 3: Phòng khám mắt kỹ thuật cao: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Q. Tây Hồ, TP Hà Nội

Cơ sở 4: Trung tâm mắt kỹ thuật cao Sài Gòn: 28 Đống Đa, Phường 2, Q. Tân Bình, TP HCM

Mắt Hitec đồng hành cùng phụ huynh để quản lý tật khúc xạ.



Phạm Bích
Ý kiến của bạn