Một số thuốc có thể dùng trị viêm da tiếp xúc

29-11-2021 17:29 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Viêm da tiếp xúc là tình trạng khá thường gặp. Tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ngứa ngáy kéo dài. Vậy dùng những thuốc gì trong trường hợp này.

Tác nhân gây viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với một chất mà cơ thể dị ứng. Ví dụ: Bị dị ứng với đồ trang sức (nhẫn, vòng, khuyên tai… vàng, kim loại; dây quai đồng hồ bằng da, kim loại…); dị ứng với chất liệu vải may quần áo; dị ứng với các hóa chất có trong mỹ phẩm (xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc...); đồ dùng cao su, côn trùng…

photo-1638103000270

Viêm da tiếp xúc do hóa chất.

Cách nhận biết viêm da tiếp xúc

Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, tại vùng da đó xuất hiện các triệu chứng: Ban đỏ, ngứa da, mụn nước, phồng da, khô da, nứt nẻ, bong tróc, bỏng rát… Có 2 dạng viêm da tiếp xúc là kích ứng và dị ứng.

- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Biểu hiện đỏ da, nổi mụn nước nhỏ, da hơi phù nề, ngứa tại vùng tiếp xúc với vật gây dị ứng. Do tình trạng ngứa nên người bệnh có xu hướng gãi mạnh, làm vỡ các mụn nước khiến cảm giác ngứa lan rộng hơn.

- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Triệu chứng nổi mụn nước, da tiết dịch, đóng vảy, ngứa (nếu để bội nhiễm vi khuẩn thì có thể có mủ tại chỗ tổn thương). Nếu diện tích da tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng thì phản ứng dị ứng càng nghiêm trọng. 

Thuốc trị viêm da tiếp xúc 

Trước hết, cần phải tránh tiếp xúc, ngng sử dụng ngay các chất nghi ngờ gây viêm da tiếp xúc.

photo-1638103003501

Sử dụng kem bôi trong điều trị viêm da tiếp xúc.

Các thuốc sử dụng điều trị viêm da tiếp xúc:

- Thuốc chống ngứa: Thuốc kháng histamin đường uống (hoặc kem bôi tại chỗ) có thể giúp bệnh nhân giảm ngứa và tránh gãi, tránh làm trầy xước da. Lưu ý, khi dùng các thuốc này theo đường uống, người bệnh có thể thấy buồn ngủ, vì vậy không nên làm những công việc tỉnh táo trong khi dùng thuốc.

- Thuốc bôi tại chỗ chứa corticoid: Các loại thuốc mỡ corticoid dạng nhẹ có thể được dùng để giảm viêm. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, cần sử dụng kem corticoid mạnh hơn theo chỉ định của bác sĩ. . Kem bôi chứa corticoid dù loại nhẹ hay mạnh cũng cần sử dụng trong thời gian ngắn và giảm dần trước khi ngừng hẳn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

- Kháng sinhĐược chỉ định trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc cần được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân không tự ý mua thuốc về uống...

Để điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả, người bệnh cần ghi nhớ các tác nhân gây dị ứng để tránh tiếp xúc. Việc sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu và tái khám, để bác sĩ đánh giá kết quả điều trị để điều chỉnh thuốc (nếu cần). 

Mời độc giả xem thêm video:

TP. HCM: Không tiêm vaccine, trẻ vẫn được đi học | SKĐS

BS.Lê Đức
Ý kiến của bạn