Đa số người nghiện hút ở giai đoạn tâm lý và hành vi là chính. Do đó, chỉ cần điều trị nhân thức và thay đổi hành vi, đặc biệt thay đổi môi trường công tác, việc cai bỏ thuốc lá thường thành công. Riêng một ít người nghiện lệ thuộc “thực thể” mới cần dùng liệu pháp nicotine thay thế mà thôi.
Bảng bên cạnh miêu tả đầy đủ những rắc rối gặp phải trong những ngày đầu bỏ thuốc, lý giải nguyên nhân của tình trạng này và cách khắc phục. Hãy kiên trì và quyết tâm, cai thuốc không bao giờ là quá muộn.
Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp như khô miệng, rát họng, đau đầu, rốiloạn tiêu hóa, mệt mỏi, chảy nước mắt, loét miệng và tăng cân.
Điểm đáng chú ý nhất ở đây là tăng cân: Không phải tất cả mọi người đều tăng cân sau khi bỏ thuốc. Trung bình bỏ thuốc có thể làm tăng khoảng 2kg. Nguyên nhân có thể là người bỏ thuốc hoạt động ít hơn và hay gặp hơn là người bỏ thuốc thường lấy thức ăn thay cho hút thuốc. Rất may là sự tăng cân này có thể tránh được.
- Ăn 3-6 bữa nhỏ hàng ngày chứ không ăn 1 bữa thật nhiều.
- Tránh những chất béo.
- Ăn nhiều hoa quả và rau tươi.
- Vẫn giữ phong độ làm việc, tập luyện nhiều hơn (ví dụ đi bộ nhanh...).
Nếu vẫn tiếp tục tăng cân cũng đừng lo sợ. Cơ thể của bạn có thể cần có thời gian quen dần với tình trạng không có nicotine. Nếu bạn ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều, tập luyện đều đặn, bạn sẽ giảm cân. Và hãy nhớ rằng lợi ích của việc bỏ thuốc còn giá trị hơn rất nhiều so với cái hại do tăng vài kg.
Biểu đồ trên minh họa việc cai nghiện thuốc lá không bao giờ là quá muộn. Khi đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chức năng hô hấp của người bệnh sụt giảm nhanh chóng (đường biểu diễn màu đỏ) nhưng nếu ta cai thuốc lá ở tuổi 45, ngay lập tức chức năng hô hấp không đi xuống nhanh nữa mà diễn tiến thành đường ngang (đường chấm chấm). Thậm chí nếu cai thuốc lá muộn hơn, ở tuổi 65, cũng làm sự sụt giảm chức năng hô hấp chậm lại và người bệnh ít tử vong hơn.