- 1. Có nên dùng thuốc để điều trị thống kinh không?
- 2. Một số thuốc thường dùng để điều trị thống kinh
- 2.1. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
- 2.2. Thuốc giảm đau
- 2.3.Thuốc tránh thai
- 2.4. Thuốc chống co thắt
- 3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc để chữa thống kinh
- 4. Một số khuyến cáo của bác sĩ trong quá trình điều trị thống kinh
1. Có nên dùng thuốc để điều trị thống kinh không?
Thống kinh là tình trạng đau bụng xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt, thường do các cơn co thắt tử cung nhằm tống máu kinh ra ngoài.
Để giảm các triệu chứng đau có thể sử dụng một số loại thuốc. Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ dựa theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh không tự ý dùng thuốc tránh các sự cố ý khoa không mong muốn.

Thống kinh là tình trạng đau bụng xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt, thường do các cơn co thắt tử cung nhằm tống máu kinh ra ngoài.
2. Một số thuốc thường dùng để điều trị thống kinh
2.1. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
- NSAIDs là nhóm thuốc được chỉ định để giảm đau bụng kinh bằng cách giảm tiết prostaglandin – một chất trung gian được sản xuất trong kỳ kinh để kích thích sự co bóp của tử cung. Những loại thuốc này được chỉ định dùng từ khi bắt đầu có triệu chứng đau, hiệu quả nếu dùng sớm.
- Các loại thuốc kháng viêm không steroid thường gặp như ibuprofen, naproxen, diclofenac…
Chống chỉ định: Những trường hợp có tiền sử bệnh lý viêm loét dạ dày, bệnh thận, tim, hen suyễn hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác hại không mong muốn.
2.2. Thuốc giảm đau
- Thuốc giảm đau đơn thuần chứa hoạt chất paracetamol sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng kinh. Thuốc thường được chỉ định cho phụ nữ bị đau do thống kinh không quá nghiêm trọng hoặc không thể sử dụng nhóm thuốc NSAIDs.

Thuốc giảm đau đơn thuần chứa hoạt chất paracetamol sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng kinh.
Chống chỉ định: Không có chống chỉ định tuyết đối chỉ có một vài trường hợp nên tham vấn ý kiến bác sĩ như bị bệnh lý gan, dị ứng với các thành phần của thuốc…
2.3.Thuốc tránh thai
- Thuốc tránh thai sẽ ngăn cản quá trình rụng trứng, ngăn chặn sự phát triển của niêm mạc tử cung, nhờ đó lượng prostaglandin trong cơ thể sẽ giảm đi.
Chống chỉ định: Bệnh lý tăng huyết áp, thừa cân, hút thuốc lá, u vú…
2.4. Thuốc chống co thắt
- Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống co thắt để giảm sự khó chịu của triệu chứng thống kinh. Có 2 loại thuốc chống co thắt gồm hyoscine và alverin.
Chống chỉ định: thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân huyết áp thấp.
Việc dùng thuốc nhằm hạn chế những cơn đau hiệu quả. Nhưng với những trường hợp bị thống kinh thứ phát cần cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp, giải quyết tác nhân gây bệnh.
3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc để chữa thống kinh

Nhóm thuốc NSAIDs có thể gây kích ứng dạ dày.
- Nhóm thuốc NSAIDs có thể gây kích ứng dạ dày hoặc phản ứng xấu với một số loại thuốc khác. Vậy nên bệnh nhân không tự ý dùng thuốc.
- Ngoài tác dụng giảm đau tức thời và hiệu quả, các thuốc giảm đau nếu dùng không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn tới viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tổn thương cho niêm mạc dạ dày (xuất huyết dạ dày, loét...) hoặc các bộ phận tiêu hóa khác. Một số tổn thương khác liên quan đến gan thận như suy thận, suy gan, nặng hơn là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Sử dụng thuốc tránh thai điều trị thống kinh có thể gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, thay đổi tâm trạng, tăng cân…
- Thuốc chống co thắt có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, táo bón… Ngoài ra, thuốc còn phản ứng hóa học với một số thuốc điều trị bệnh lý khác, do đó cũng cần có chỉ định của bác sĩ.
4. Một số khuyến cáo của bác sĩ trong quá trình điều trị thống kinh
- Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng phù hợp, chị em nên kết hợp với việc tập luyện thể dục vừa phải.
- Thực hiện một số biện pháp nhằm phòng tránh bệnh phụ khoa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong kỳ kinh nguyệt.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế các yếu tố gây stress, căng thẳng bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hormone sinh dục trong cơ thể nữ giới.
- Chủ động chia sẻ tình trạng bệnh và những bất thường trong quá trình điều trị, tuân thủ theo khuyến cáo và chỉ định của bác sĩ.