- Một nghiên cứu nhỏ năm 1996 cho thấy, phụ nữ phản ứng nhiều hơn so với nam giới sau khi dùng thuốc pentazocine để giảm đau sau phẫu thuật.
- Mặc dù kết quả còn hỗn hợp nhưng một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra thuốc ibuprofen (một thuốc giảm đau chống viêm – NSAID) có xu hướng giảm đau ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.
1.Lý thuyết về cơn đau
Thuốc giảm đau không có tác dụng như nhau đối với tất cả mọi người
Trong khi hàng triệu người trên khắp thế giới trải qua cơn đau mãn tính, nhưng ít người biết về cơ chế cơ bản của nó.
TS Meera Kirpekar, trợ lý giáo sư lâm sàng về gây mê, chăm sóc hậu phẫu và y học giảm đau tại NYU Langone cho biết: Có ba lý thuyết hoạt động về cách cơ thể xử lý cơn đau khác nhau:
-Lý thuyết đầu tiên liên quan đến estrogen: Đây là một loại hormone kiểm soát sự phát triển của tử cung, buồng trứng, vú và điều hòa kinh nguyệt. Tùy thuộc vào vị trí của estrogen và số lượng của nó, mà có thể làm giảm hoặc tăng cơn đau.
Testosterone là hormone liên quan đến việc phát triển dương vật, tinh hoàn và tuyến tiền liệt. Nồng độ hormone này thấp có liên quan đến đau nhiều hơn. Trên thực tế, một số bệnh nhân bị đau mãn tính thậm chí có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng testosterone.
Phụ nữ có thể bị đau trầm trọng hơn do mức độ estrogen cao của họ, và những người đàn ông có testosterone thấp có thể bị đau tương tự như phụ nữ.
-Sự khác biệt thứ hai nằm ở các tế bào miễn dịch được gọi là microglia: Microglia thực chất là các tế bào miễn dịch của não. Về mặt lý thuyết khi ngăn chặn các microglia này thì cũng ngăn chặn cơn đau.
Ở nam giới, khi chặn các microglia thì cơn đau cũng bị chặn lại. Nhưng điều này không hiệu quả với phụ nữ. Nguyên do là ở phụ nữ sử dụng các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào T thay vì microglia để kiểm soát phản ứng đau của họ. Tuy nhiên, những phụ nữ không có nhiều tế bào T thực sự xử lý cơn đau như nam giới, TS Kirpekar cho biết.
-Lý thuyết cuối cùng liên quan đến axit ribonucleic (RNA): RNA là vật chất di truyền mang thông điệp trong cơ thể. Phụ nữ có nồng độ RNA trong máu cao hơn so với nam giới. Người ta giả thuyết rằng mức độ cao này dẫn đến khuynh hướng bị đau mãn tính. Nhiều phân tử RNA này được mã hóa bởi các gen trên nhiễm sắc thể X. Khi phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X, họ dễ bị đau mãn tính hơn.
2. Cơ chế cơ bản của đau
Vậy một số cơ chế phân tử đằng sau cơn đau là gì?
Các tế bào miễn dịch được gọi là đại thực bào góp phần vào chứng đau do viêm thần kinh bằng cách kích hoạt một loại enzym được gọi là cyclooxygenase-2 (COX-2). Mức độ hoạt động cao của đại thực bào trong các khu vực cụ thể dẫn đến đau, liên quan đến viêm. Các thuốc NSAID nhắm mục tiêu viêm bằng cách giảm hoạt động COX-2.
Một số loại thuốc giảm đau ít hiệu quả hơn ở phụ nữ.
Nhận ra điều này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Duquesne ở Pittsburgh, Pennsylvania, cho biết, chính khả năng trau dồi hoạt động của đại thực bào có thể cho biết về phản ứng đau khác nhau giữa nam và nữ.
Do đó, họ đã tạo ra một loại thuốc nano có thể cung cấp celecoxib (một thuốc NSAID), trực tiếp đến các đại thực bào này - và đặc biệt là đến vị trí đau - để theo dõi sự khác biệt dựa trên giới tính trong phản ứng.
Các nhà khoa học đã sử dụng liệu pháp nano công thức mới cho các mô hình chuột bị thương ở dây thần kinh tọa. Sau khi kiểm tra, các nhà nghiên cứu thấy độ nhạy cảm với cơn đau có liên quan đến số lượng đại thực bào tại vị trí chấn thương. Nhiều đại thực bào hơn tại vị trí bị thương, như ở phụ nữ, có liên quan đến việc giảm đau ít hơn.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng cả nam và nữ đều có khả năng hấp thụ nhũ tương nano tương đương nhau, tuy nhiên liều lượng cao hơn sẽ không giúp giảm đau nhiều hơn.
Phát hiện của họ chứng minh rằng sự ức chế COX-2 gây ra các giao tiếp thần kinh khác nhau trong các mô của cơ thể giữa nam và nữ khác nhau. Phụ nữ có tỷ lệ xâm nhập các tế bào viêm tại vị trí bị thương cao hơn nam giới, điều này cũng có thể đóng một vai trò trong phản ứng viêm của họ.
3. Hướng đi trong tương lai phát triển thuốc giảm đau cá nhân hóa
TS Jelena M, Janjic, Trường Dược tại Đại học Duquesne, người sáng lập và đồng giám đốc của Hiệp hội Nghiên cứu Đau mãn tính và đồng tác giả nghiên cứu đã phát triển thuốc nano cho biết: Mục tiêu của nghiên cứu để phát triển các phương pháp điều trị cá nhân hóa để giảm đau.
Biết thêm về sự khác biệt trong phản ứng với cơn đau giữa nam và nữ ở cấp độ phân tử là bước đầu tiên hướng tới việc thiết kế các phương pháp điều trị; phát triển loại thuốc nào hiệu quả hơn cho từng đối tượng, không chỉ nam và nữ giới, mà còn cho từng bệnh nhân, khi họ trải qua những thay đổi sinh học và các liệu pháp y học nano là rất quan trọng đối do chúng được sử dụng kép để chẩn đoán và điều trị.
Mời độc giả xem thêm video:
7 lợi ích của vitamin C