Một số bệnh kỳ lạ nhất thế giới

02-05-2015 16:42 | Quốc tế
google news

SKĐS - Khoa học và các phát minh đang làm thay đổi thế giới và cách mà chúng ta đang sống. Y học cũng không phải là ngoại lệ.

Khoa học và các phát minh đang làm thay đổi thế giới và cách mà chúng ta đang sống. Y học cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, cho dù các nhà khoa học đang từng ngày từng giờ có thêm những khám phá quan trọng về cơ thể người, thì vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta không biết. Dưới đây là những hội chứng khó tin nhưng có thật trong thế giới này.

Hội chứng Strangelove

Hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh còn có tên gọi là hội chứng Strangelove, theo tên một bộ phim năm 1964, là tình trạng bệnh trong đó, bàn tay của một người như thể có cuộc sống riêng của nó. Người bệnh có thể nhặt và cầm các vật thể mà mình không hề muốn, hoặc không thể điều khiển được bàn tay. Hội chứng được phát hiện lần đầu tiên năm 1909, cực kỳ hiếm gặp và không có cách chữa khỏi.

Bé Millie Wallis (5 tuổi) phải nhập viện vì bị đau bụng quằn quại. Sau khi chụp Xquang, các bác sĩ đã phát hiện một khối tóc lớn quấn chặt trong dạ dày của Wallis.

Hội chứng thổ âm nước ngoài

Một thay đổi đột ngột và rõ rệt trong giọng nói của người bệnh, khiến người bệnh có giọng nói của người nước ngoài. Cho đến nay, mới chỉ có chưa đầy 100 ca bệnh được báo cáo. Ví dụ nổi tiếng nhất xảy ra năm 1941 khi một phụ nữ Na Uy đột nhiên nói bằng giọng Đức nặng sau khi bị thương trong một vụ không kích.

Hội chứng xác chết biết đi

Bác sĩ thần kinh người Pháp là Jules Cotard đã lần đầu tiên mô tả hội chứng này năm 1880 - nó còn có tên là hội chứng Cotard. Người bị hội chứng cực kỳ hiếm gặp này thường tin là mình đã chết và ngừng ăn uống, tắm giặt, thậm chí một số còn bắt đầu sống trong nghĩa địa. Người bệnh cũng tin là cơ thể mình đang thối rữa hoặc đã mất các phần của cơ thể.

Hội chứng Moebius

Một hội chứng cực kỳ hiếm gặp khác, bệnh nhân bị hội chứng Moebius bị liệt mặt hoàn toàn. Họ không thể nhắm mắt cũng như không thể biểu cảm trên mặt.

Chết vì cười

Bệnh còn có tên là Kuru, chỉ gặp ở các thổ dân bộ lạc Fore ở New Guinea. Vào những năm 1950, thế giới bắt đầu biết về căn bệnh này sau khi một số người bị chết sau những trận cười như điên dại. Một thầy thuốc người Mỹ là Carleton Gajdusek đã khám phá bí ẩn và phát hiện ra rằng bệnh bắt nguồn từ tục ăn thịt người chết trong đám tang của các thổ dân bộ lạc này. Gajdusek đã nhận giải Nobel năm 1976 cho nghiên cứu về chứng bệnh này.

Hội chứng Jerusalem

Hội chứng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, cho dù thuộc tôn giáo gì hay sùng đạo đến mức nào. Một lần đến thăm vùng đất thánh có thể khiến người bệnh tin rằng mình là đấng tiên tri, hoặc nhận những phán truyền trực tiếp từ Chúa trời. Các bác sĩ địa phương nói rằng cách điều trị tốt nhất chỉ đơn giản là rời khỏi Jerusalem.

Hội chứng mùi cá

Trimethylamin niệu, còn gọi là hội chứng mùi cá, do thiếu hụt một enzym ngăn cản giáng hóa trimethylamin (TMA) gây ra. Bệnh gây ra mùi hôi cực kỳ khó chịu trong hơi thở, mồ hôi và nước tiểu. Chế độ ăn TMA có thể làm giảm các triệu chứng.

Hội chứng đầu nổ tung

Về cơ bản là vô hại nhưng cực kỳ đau đớn, người bệnh tưởng tượng là nghe thấy những âm thanh rất lớn như tiếng súng bắn, tiếng bom, tiếng nổ. Mất ngủ, lo âu có thể làm bệnh nặng thêm.

Dị ứng nước

Mày đay do nước, còn gọi là dị ứng nước, hiếm gặp đến mức mới chỉ có 30 trường hợp được báo cáo trong y văn cho đến nay. Mất cân bằng nội tiết có thể khởi phát tình trạng dị ứng khiến người bệnh không thể uống nước. Một trường hợp được báo cáo năm 2008 là một bé gái người Anh chỉ có thể uống Diet Coke và chỉ được tắm 10 giây mỗi lần nếu không muốn mất mạng.

Hội chứng bỏng miệng

Người bị bệnh này luôn có cảm giác bỏng rát trong miệng mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Hội chứng thuật ngữ khó hiểu (Jargon Aphasia)

Đây là một rối loạn ngôn ngữ, trong đó người bệnh sử dụng những từ ngữ tự sáng tác ra trong các câu thông thường. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể hoàn toàn nói thứ ngôn ngữ tưởng tượng.

 

Hội chứng người cây

Dede Koswara (ảnh) đã phải đối mặt với hội chứng này. Là một đột biến di truyền cực kỳ nặng, hội chứng khiến các mụn cơm phát triển không thể kiểm soát được, đi kèm với thiếu tế bào bạch cầu. Hiện chưa có cách điều trị cho chứng bệnh này.

Hội chứng Alice ở xứ thần tiên

Tên của hội chứng này được đặt theo tên một tác phẩm văn học năm 1865 trong đó cô bé Alice được lớn lên và thu nhỏ lại một cách thần kỳ. Bệnh nhân bị hội chứng này cũng bị méo mó cảm nhận về kích thước và hình dạng: họ luôn nghĩ mọi thứ nhỏ hơn, lớn hơn, gần hơn hoặc xa hơn so với thực tế. Bệnh có thể gây rối loạn định hướng cấp tính và ảnh hưởng đến xúc giác và thính giác của bệnh nhân.

Mọi vật đột nhiên nhỏ lại và chuyển động hỗn loạn.

Hội chứng ma sói

Sự phát triển bất thường của lông trên cơ thể còn được gọi là Hypertrichosis lanuginosa hay hội chứng ma sói. Hội chứng này có 2 dạng: dạng bẩm sinh (di truyền) và mắc phải. Hiện chưa có cách chữa khỏi nhưng có thể giảm lông bằng điều trị laser. Trong ảnh là Jesus Fajardo chụp tại một trung tâm văn hóa ở Zapopan, Mexico. Fajardo bắt đầu làm việc ở một rạp xiếc khi được 13 tuổi nhưng đã bỏ việc sau khi đóng vai ma sói trong 20 năm. Hiện anh đang làm việc tại một xí nghiệp dệt thảm.

(Theo msn.com)

 

BS. Cẩm Tú 

 

 


Ý kiến của bạn