Hà Nội

Một cõi thác ở Lý Sơn

28-04-2013 09:06 | Thời sự
google news

Ở quê tôi, miền Trung ấy, hay có những ngôi mộ gió. Ấy là những ngôi mộ người ta tự vun lên để giữ đất. Có thể là giữ chỗ ấy để sau này làm mộ, hoặc là bảo vệ những ngôi mộ gần đấy. Người ta làm ngôi mộ gió như một cách đánh dấu, xí phần đất, trong nấm đất ấy không có gì hết.

Ở quê tôi, miền Trung ấy, hay có những ngôi mộ gió. Ấy là những ngôi mộ người ta tự vun lên để giữ đất. Có thể là giữ chỗ ấy để sau này làm mộ, hoặc là bảo vệ những ngôi mộ gần đấy. Người ta làm ngôi mộ gió như một cách đánh dấu, xí phần đất, trong nấm đất ấy không có gì hết.
Một cõi thác ở Lý Sơn 1

Trước khi ra Lý Sơn, tôi cũng nghe rằng ngoài Lý Sơn có rất nhiều mộ gió, bạt ngàn mộ gió, là những ngôi mộ không có hình hài thân xác, nhưng có linh hồn, có tên tuổi.

Ra đến nơi, mấy ngày sục sạo, thì mới biết, có những ngôi mộ như thế thật, nhưng người ta không gọi là mộ gió, mà tên nó là mộ chiêu hồn...
Một cõi thác ở Lý Sơn 2
 
Một cõi thác ở Lý Sơn 3
Những người ngư phủ Lý Sơn ấy, khi ra khơi đều xác định thời hạn trở về. Để người ở nhà yên tâm thôi, chứ bao la thế, bất trắc thế, nhỏ nhoi thế... làm sao mà đúng hạn được. Khi họ đi quá hạn chừng 6 tháng mà không thấy về thì gia đình lập bàn thờ, 6 tháng sau thì bắt đầu lập mộ chiêu hồn - gọi thế mới đúng chứ không phải mộ gió đâu, mộ gió ở đâu cũng có, là mộ không có xác, nhiều khi chỉ vun lên để bảo vệ cái mộ thật, gần như mọi vùng nông thôn Việt Nam đều có. Mộ chiêu hồn là mộ không có xác thật, nhưng được thầy pháp làm xác giả, nặn bằng đất sét, lấy cây dâu làm xương, trứng gà làm tim và huyết tương... đến khi làm xong thì làm lễ gọi hồn, bắt một con gà trống, bịt mắt lại, gọi hồn xong thả gà ra, nếu nó mổ trúng cái xác ấy thì tức là hồn đã nhập và làm thủ tục chôn, nếu không thì phải nặn xác khác, có khi cả chục xác mới xong... Không hiểu có nơi nào mà đến cái chết vẫn còn bi tráng thế không? Đi nhiều nơi, đến Lý Sơn mới thấy có kiểu mộ lạ và oan khuất thế. Nhưng có lẽ chỉ còn cách ấy để người ta vọng người thân đang nổi chìm đâu đó giữa trùng khơi thăm thẳm kia. Nhiều, rất nhiều những ngôi mộ như thế ở Lý Sơn...
Một cõi thác ở Lý Sơn 4
Một cõi thác ở Lý Sơn 5
Một cõi thác ở Lý Sơn 6

Còn những người lính, những hùng binh Hoàng Sa xưa, vâng mệnh triều đình đi giữ cõi, họ đi là xác định chín phần chết, nên hành trang mang theo bao giờ cũng có những cái thẻ bằng tre, ghi tên tuổi quê quán, có những bó dây mây để nếu chết thì đồng đội bó xác, rồi cài cái thẻ tre ấy vào, để may ra, dạt được vào đâu đó thì có người biết rồi báo về gia đình, những trường hợp này rất hãn hữu, còn đại đa phần là nổi trôi vô vọng giữa đại dương, hoặc trong bụng cá...

Mộ chiêu hồn ra đời như thế...          

Bài và ảnh: Văn Công Hùng


Ý kiến của bạn