Trên thực tế, bí ẩn về mộng du đã bị phóng đại. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học xác định bệnh mộng du là do di truyền. Khoảng 80% người mắc bệnh mộng du đều có người thân mắc bệnh này. Tuy nhiên, để kích hoạt các gen này thì cần có nhân tố bổ sung, ví dụ như trầm cảm hoặc thiếu ngủ kinh niên.
Trước đây, mộng du có tên khoa học là bệnh Somnambulism là một chứng bệnh hết sức bí ẩn đến mức nhiều câu chuyện về chứng bệnh này được kể như những huyền thoại. Một số người đã nghĩ rằng bệnh mộng du chỉ xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, nên họ hy vọng khi trẻ lớn lên thì sẽ hết bệnh. Vì vậy, các bác sĩ khuyên cha mẹ có con nhỏ bị mộng du hãy thật bình tĩnh. Cơ sở của những quan điểm này dựa vào sự hiểu biết về giấc ngủ. Giấc ngủ được chia làm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn gọi là giấc ngủ với làn sóng chậm là giai đoạn ngủ say nhất. Hiện tượng mộng du thường xuất hiện trong giai đoạn ngủ say, giấc ngủ sóng chậm và nó giảm dần cùng với độ tuổi của trẻ, vẫn còn 1/4 người trưởng thành vẫn còn mang bệnh. GS. Antonio Zadra và các cộng sự đến từ Trường đại học Montreal (Canada) đã cố gắng giải thích nhiều huyền thoại về bệnh mộng du.
Hoạt động theo một logic đặc biệt khi đang ngủ
Bệnh Somnambulism có những đặc điểm tương tự ở cả trẻ em và người lớn: một nửa não ngủ còn nửa bên kia lại thức. Phần thức dậy lại chịu trách nhiệm về những hành vi phù hợp. Người bị mộng du trong tình trạng này có thể mở và đóng cửa, rửa tay, lên xuống cầu thang. Mắt họ có thể mở và thậm chí có thể nhận ra mọi người. Ý thức của người bệnh mộng du có thể thay đổi trong suốt quá trình này; họ tương tác với môi trường xung quanh bằng những hành động không bình thường và khá vô lý. Tuy nhiên, kể từ khi một phần của não tỉnh táo, đôi khi người bệnh mộng du có thể nhớ lại chuyện gì đã xảy ra. Thậm chí, một số người có thể nhớ lại những thứ mà họ đang suy nghĩ hay cảm nhận vào lúc đó, mặc dù bộ nhớ của người mộng du có thể cải thiện theo độ tuổi. Người bị mộng du có thể tự lặp đi lặp lại các hành động tương tự trong trạng thái đang thức. Điều này không đúng sự thật.
Đi trên mái nhà trong tư thế đang ngủ. |
Vụ án giết người kỳ lạ do mộng du
Một trong những minh họa ấn tượng nhất về việc mộng du nguy hiểm có thể kể đến câu chuyện của Kenneth Parks, một công dân người Canada. Vào tháng 5/1987, chàng trai 23 tuổi này đã rời nhà trong lúc đang ngủ, lấy xe và lái đi suốt hơn 20 dặm đường để đến nhà cha mẹ vợ. Parks rời xe, mở cửa nhà bằng chìa khóa trong túi quần của mình. Khi vào trong nhà, Parks tiến tới phòng ngủ của cha mẹ vợ, anh ta siết cổ cha vợ Dennis Woods và đánh đập mẹ vợ Barbara Ann Woods rồi sau đó dùng một con dao trong nhà bếp đâm mẹ vợ. Sau đó, Parks lên xe và lái đến đồn cảnh sát gần nhất và phân vân nói: “Thưa các ông, tôi nghĩ rằng mình đã sát hại ai đó”. Thật là kỳ lạ vì mọi chuyện xảy ra từ đầu tới cuối đều diễn ra trong lúc Kenneth Parks đang say ngủ. Ban đầu, các nhà điều tra tỏ ra hoài nghi trong lời thú tội của Parks. Không ai tin nổi là người đàn ông đứng trước mặt đã làm cái việc động trời trong lúc đang ngủ! Tuy nhiên, một cuộc điều tra xa hơn cũng như thông qua giám định tâm thần đã xác định rằng Kenneth Parks là người mộng du nguy hiểm nhất vào thời đó. Các cuộc nghiên cứu y khoa cho thấy, Kenneth Parks có các triệu chứng của một giấc ngủ sâu bất thường. Phân tích sóng não của anh ta đã chứng minh rằng, các giai đoạn giấc ngủ của Parks thường xuyên thay đổi hơn so với những người khác. Anh cũng không trải nghiệm được nỗi đau đớn thể xác trong suốt cuộc tấn công cha mẹ vợ.
Bản thân Parks bị đứt một vài dây chằng khi sát hại cha mẹ vợ và sau đó đã trải qua phẫu thuật để nối lại dây chằng. Gia đình của Parks nói với cảnh sát rằng, lúc Parks còn nhỏ, thằng bé thường nói và đi lại trong lúc ngủ và hay đái dầm. Một nghiên cứu trước đó vào năm 1974 tiến hành trên 50 người mộng du đã trưởng thành cho thấy, nhiều người đã tiểu tiện trên giường và đi lại trong lúc đang ngủ. Dù vụ án xem ra khá rùng rợn nhưng Kenneth Parks vẫn được tòa xử trắng án.
NGUYỄN THANH HẢI
(Theo Pravda.ru, 3/2013)