Món canh tốt cho người bị sỏi đường tiết niệu

12-12-2012 11:13 | Y học cổ truyền
google news

Theo kinh nghiêm dân gian và những nghiên cứu của khoa học hiện đại, có khá nhiều loại rau quả giúp ích những người bị sỏi đường tiết niệu. Nếu khéo tay, chúng ta có thể chế biến thành những món canh ngon miệng mà lại có thể hỗ trợ điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu.

Theo kinh nghiêm dân gian và những nghiên cứu của khoa học hiện đại, có khá nhiều loại rau quả giúp ích những người bị sỏi đường tiết niệu. Nếu khéo tay, chúng ta có thể chế biến thành những món canh ngon miệng mà lại có thể hỗ trợ điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu.

Canh tôm nấu với nha đam

Nguyên liệu: một nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ bên ngoài và cắt thành những miếng nhỏ. 70g tôm bóc vỏ, ướp gia vị (bột nêm, nước mắm, hành băm, tiêu, đường) trong thời gian 10 phút.

Bắc nồi lên bếp cùng với một ít dầu, cho hành băm nhuyễn vào, tao lên cho thơm. Cho tôm vào xào. Chế vào nồi khoảng 750ml nước hầm xương và nấu cho tôm chín. Cho nha đam vào. Nấu thêm khoảng 5 - 7 phút nữa cho nha đam chín. Tắt bếp, cho thêm hành, ngò, tiêu vào nồi canh.

Theo nghiên cứu của khoa học, chất anthraquinone trong nha đam có thể kết hợp với ion calcium trong đường tiết niệu và tạo thành hợp chất có thể tan được để được thải trừ qua đường tiết niệu.

Ngoài ra món này còn giúp chống oxy hóa, thanh nhiệt, giải độc, giúp ích cho sức khỏe của da, thích hợp cho những người hay bị táo bón.

Canh thịt heo với rau ngổ

Thịt heo 100g được ướp với gia vị (bột nêm, nước mắm, hành băm, tiêu, đường) khoảng 10 phút. Bắc nồi lên bếp cùng với một ít dầu, cho hành vào, tao lên. Cho thịt vào xào sơ qua. Chế nước hầm xương vào nồi, đun sôi. Khi thịt chín thì tắt bếp. Thêm chút muối và  50g rau ngổ vào.

Rau ngổ còn được gọi là rau om. Rau ngổ có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tăng lưu lượng lọc ở cầu thận nên có tác dụng tốt trong những trường hợp sỏi thận.

Món canh tốt cho người bị sỏi đường tiết niệu 1

Canh gà nấu với lá giang

200g thịt gà chặt thành khúc được ướp gia vị (bột nêm, nước mắm, hành băm, tiêu, đường) trong 10 phút.

Bắc nồi lên bếp và dùng ít dầu để xào thịt gà sơ qua. Tiếp theo chế vào nồi khoảng 750ml nước hầm xương. Nấu cho tới khi thịt gà chín. Thêm vào nồi canh 150g lá giang. Khoảng 5 phút sau tắt bếp. Thêm hành, ngò, tiêu vào.

Canh cá chép nấu lá giang và rau dừa nước

Cá chép 1 con, bỏ hết nội tạng, ướp gia vị. Cho dầu vào nồi, cho hành băm nhuyễn vào, tao lên cho thơm. Xào cá chép sơ qua. Thêm nước vào, nấu cho cá chín. Cho 100g lá giang và 30g rau dừa nước. Nấu thêm khoảng 5 phút nữa.

Theo nghiên cứu lâm sàng, lá giang có tác dụng điều trị sỏi thận với tỉ lệ thành công khả quan.

Món canh làm từ lá giang còn dùng tốt trong trường hợp viêm đường tiết niệu, viêm ruột và đau khớp.

Canh gan heo nấu với mã đề

Gan heo cắt thành miếng nhỏ, ướp gia vị trong 10 phút. Bắc chảo lên bếp. Dùng dầu để tao hành băm nhuyễn rồi cho gan heo vào xào sơ qua. Cho nước hầm xương vào, nấu cho gan heo chín. Thêm 30g lá mã đề vào. 5 phút sau thì tắt bếp. Thêm hành, ngò, tiêu vào nồi canh.

Theo y học cổ truyền, mã đề vị ngọt, tính lạnh, quy kinh thận và bàng quang. Mã đề dùng trị các chứng như tả lỵ, viêm đường hô hấp, tiểu ra máu, nhiệt bên trong cơ thể, mụn nhọt…

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại thì mã đề có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ acid uric.

Canh chân giò heo nấu với bắp non và râu bắp (ngô)

Nguyên liệu: chân giò heo 2 cái, bắp non 200g được cắt thành khúc, râu bắp (ngô) 30g.

Chân giò heo rửa sạch bỏ vào trong nồi, chế vào khoảng 1 lít nước. Nấu sôi, vớt bọt, cho vào khoảng nửa muỗng nước mắm, tiếp tục hầm cho mềm. Cho bắp non và râu ngô vào. Nấu đến khi bắp non chín. Sau khi tắt bếp, thêm vào 2 muỗng nhỏ hạt nêm, hành, ngò.

Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, vào kinh thận và bàng quang, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông mật.

Món ăn này cũng tốt cho những người bị sỏi mật.

 BS. HỒ ĐĂNG KHOA


Ý kiến của bạn