Món ăn trị chứng nghén khi có thai

23-11-2009 10:33 | Y học cổ truyền
google news

Theo y học cổ truyền khi có thai bị nôn mửa (nghén) là do tỳ vị bất hòa, mạch xung kích nghịch, không hạ giáng được gây ra lợm giọng, buồn nôn, chán ăn phải dùng thuốc cho uống để mạnh tỳ vị,

Theo y học cổ truyền khi có thai bị nôn mửa (nghén) là do tỳ vị bất hòa, mạch xung kích nghịch, không hạ giáng được gây ra lợm giọng, buồn nôn, chán ăn phải dùng thuốc cho uống để mạnh tỳ vị, điều bổ tạng khí sẽ hết buồn nôn. Khi mang thai nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như sữa đậu nành, sữa bò, các chế phẩm từ đậu, thịt bò, thịt nạc, trứng gà, gan lợn... Ăn nhiều các loại rau, trái cây giàu vitamin và canxi như: táo, quýt, lê, rau chân vịt, cà chua, cải trắng... Nếu bị táo bón có thể dùng nước ấm pha mật ong uống, tránh thức ăn quá béo, có chất cay, nóng và có tính hàn, mỗi bữa ăn ít nhưng nên ăn nhiều bữa.

Tùy theo mùa, hoàn cảnh và sở thích của từng người, thai phụ có thể lựa chọn các thực đơn thích hợp sau:

Bài 1: 10g phật thủ, 6g gừng, một lượng đường thích hợp. Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, cắt lá, phật thủ rửa sạch. Cho gừng, phật thủ vào nồi nước nấu 1 giờ, thêm đường là uống được.

Củ cải.  

Bài 2: 10g trần bì, 10g vỏ lê, 6g lá tre, lượng đường phèn thích hợp. Nấu trần bì, vỏ lê, lá tre khoảng 30 phút, lấy nước, thêm đường phèn rồi uống. Uống nước, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống hết, uống liên tục 3-5 ngày.

Bài 3: 10g rễ rau cần tươi, 15g cam thảo, 1 quả trứng gà. Rễ rau cần tươi, cam thảo rửa sạch thêm lượng nước vừa đủ vào nấu, khi sôi khoảng 10 phút, cho trứng gà vào uống.

Bài 4: 250g củ cải trắng, 25g gừng tươi, 100g dưa chuột. Củ cải, gừng tươi, dưa chuột rửa sạch, cắt sợi nhỏ, cho muối, giấm, hành, đường và một ít dầu mè vào trộn đều là được.

Bài 5: 1 con cá chép, 5g sa nhân, 5g bột ngọt, 30g dầu thực vật, 30g rượu gia vị, một ít bột năng hoặc bột bắp, gừng tươi, hành, mỗi thứ một lượng thích hợp.

Cá chép bỏ vảy, mang, nội tạng rồi rửa sạch, cắt khúc; gừng rửa sạch cắt sợi; sa nhân rửa sạch, để ráo nước, nghiền nhỏ. Trộn dầu, muối, sa nhân đều rồi nhét vào bụng cá, lấy hành, gừng bày lên thân cá, cho rượu gia vị, bột ngọt vào đậy nắp, chưng cách thủy chín là được.

Bài 6: Hai quả trứng gà, 60g giấm gạo, một lượng đường thích hợp. Nấu sôi giấm gạo, thêm đường nấu tan ra, đập trứng gà vào khuấy đều, trứng chín là được. Mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 ngày.

Bài 7: 15g a giao, 15g ngải cứu, 15g đỗ trọng, 500g gà tơ, 6g gừng. Gà bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào nồi sành cùng hầm với ngải cứu và đỗ trọng. Khi gần chín cho gừng tươi vào, hầm thêm 20 phút, dùng canh nóng hòa 5g a giao vào uống. Mỗi ngày 3 lần, trong canh gà có thể nêm muối.

Bài 8: 10 trái táo tàu, 30g kỷ tử, 1 con gà ác. Táo tàu, câu kỷ tử rửa sạch; gà bỏ lông và nội tạng, hầm 1 giờ, rồi cho táo tàu, kỷ tử vào hầm chín nhừ, nêm muối vừa ăn là được. Ăn thịt gà và uống nước canh.

Bài 9: 15g hoắc hương, 100g gạo. Nấu hoắc hương lấy nước. Nấu cháo gạo, khi gần chín cho nước hoắc hương vào, nấu thêm một lát là được. Uống lúc còn ấm, mỗi lần uống lượng thích hợp.

Bài 10: 20g gừng, lượng đường vàng thích hợp. Cho gừng tươi rửa sạch, cắt lát vào nồi với đường vàng, thêm lượng nước vừa đủ vào nấu khoảng 30 phút bỏ gừng lấy nước là được. Mỗi ngày 1 thang, chia làm nhiều lần uống liên tục 3-5 ngày.

BS. Nguyễn Thị Hải


Ý kiến của bạn