Gà hầm sinh địa, hoàng tinh, kỷ tử. |
Một số thực đơn chữa bệnh có sinh địa:
- Cháo địa hoàng: Địa hoàng khô 50g, gạo tẻ 100 - 150g. Đem nấu cháo, khi cháo chín cho thêm dấm và mật, khuấy đều để nguội cho ăn. Dùng cho bệnh nhân có tác dụng bổ huyết sinh tinh.
- Cháo gạo hòa nước sinh địa: Nước ép sinh địa hoàng 300ml hòa vào cháo gạo vừa chín, đun sôi, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân khái huyết (ho ra máu) do lao phổi, giãn phế quản, viêm khí phế quản dạng viêm khô, ho khan ít đờm.
- Địa hoàng ẩm: Sinh địa 30g, thục địa 30g. Nấu lấy nước đặc bỏ bã, hòa với 60g mật ong khuấy đều, đun cho cạn nước thành dạng xirô lỏng. Mỗi lần cho uống 1 - 2 thìa, ngày uống 2 lần sáng chiều. Dùng cho các trường hợp sốt nóng âm ỉ dài ngày, đau nhức tay chân, da nóng khô, ho khan, ho gà.
- Nước ép địa hoàng: Sinh địa tươi 500g đem ép lấy nước, cho đường phèn liều lượng thích hợp khuấy đều cho uống. Dùng cho các trường hợp lao phổi khái huyết.
- Gà hầm sinh địa - hoàng tinh - kỷ tử: Gà giò mái 1 con, sinh địa 20g, hoàng tinh 20g, kỷ tử 20g, sơn dược 30g. Gà làm sạch, chặt miếng, cho các dược liệu và nước vừa đủ, hầm nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm gia vị thích hợp. Chia 2 lần ăn trong ngày, cứ 2 ngày làm 1 lần. Dùng 1 đợt 3 - 5 thực đơn (trong 6 - 10 ngày). Dùng cho phụ nữ ở tuổi trước và sau mãn kinh, có kinh nguyệt thất thường “cơn bốc hỏa”, vã mồ hôi, tay chân nóng, trạng thái tâm lý tình cảm thất thường.
- Thịt lợn hầm sinh địa hạ khô thảo: Thịt lợn 80g, sinh địa hoàng 30g, hạ khô thảo 30g. Thịt thái miếng, cho dược liệu vào nước, nấu nhừ, thêm 1 củ tỏi bóc vỏ đập giập, muối ăn gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, dùng liên tục 3 - 4 tuần. Dùng cho bệnh nhân viêm sưng hạch, lao hạch.
Kiêng kỵ: Tỳ hư có thấp, bụng đầy đại tiện lỏng; cũng như các chứng dương hư khác cấm dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang