Hà Nội

Món ăn thuốc hỗ trợ F0 trong mùa dịch

SKĐS- Trong Y Dược học cổ truyền, có một số món ăn thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc; dùng chữa sốt, ho, khó thở, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi, có liên quan đến triệu chứng của F0.

Các triệu chứng thường gặp của F0

Món ăn thuốc hỗ trợ F0 trong mùa dịch - Ảnh 1.

Thạch cao - vị thuốc hỗ trợ các trường hợp F0 sốt cao, họng khô, khát nước.

SARS-CoV-2 thường gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường (sốt, ho, khó thở, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi …), được mô tả giống như cúm mùa. Virus làm nhiễm trùng mũi xoang hay cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho.

Bệnh nặng sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong.

Đây là căn bệnh hoàn toàn mới, không có cách chữa trị đặc hiệu, thậm chí khi khỏi bệnh thì các di chứng cũng đa dạng và kéo dài.

Trước tình hình dịch bệnh bùng phát như hiện nay, các nhà khoa học y dược tìm đủ mọi cách để điều trị hiêu quả nhất cho số bệnh nhân ngày một tăng cao. Các cuộc thử nghiệm lâm sàng được tiến hành hoặc chờ tiến hành để ứng dụng điều trị.

Các loại thuốc mới và cả các loại thuốc chữa ôn dịch trong Y Dược học cổ truyền cũng được đưa vào nghiên cứu.

Dưới đây là một số món ăn bài thuốc giúp cải thiện các triệu chứng thường gặp của F0 khi mắc COVID-19.

Món ăn thuốc hỗ trợ F0 trong mùa dịch - Ảnh 2.

Trúc diệp tươi.

Món ăn bài thuốc giúp giảm các triệu chứng cho F0

1. Cháo thạch cao trúc diệp: Thạch cao 45g, trúc diệp tươi 12g, cả hai vị cùng đem nấu lấy nước; dùng nước này để nấu cháo với 60g – 80g gạo tẻ. Khi cháo được, cho thêm đường phèn hoặc đường trắng. Dùng cho các trường hợp sốt cao, họng khô, khát nước.

2. Chè thạch cao thông bạch: Dùng thạch cao, hành sống và chè tươi hoặc chè gói liều lượng tùy ý, nấu hãm lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp đau đầu do sốt siêu vi trùng, bệnh tăng huyết áp...

3. Canh thạch cao củ năng: Củ năng tươi (sinh bột tề) 250g (bóc vỏ rửa sạch), thạch cao 30g (đập vụn) cùng đem nấu chín củ năng trong khoảng 30 phút, cho thêm đường phèn khuấy lắc đều, để nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đau đầu, đau mắt do huyết áp cao tăng nhãn áp, sốt cao đau đầu trong các bệnh siêu vi trùng như sốt xuất huyết...

Món ăn thuốc hỗ trợ F0 trong mùa dịch - Ảnh 4.

Củ năng.

4. Ngũ chấp ẩm- Dùng nước ép 5 loại: Lê, bột tề (củ năng), rễ sậy tươi, mạch môn, ngó sen để lạnh cho uống. Dùng cho các bệnh nhân bị các bệnh nhiễm siêu vi trùng, nhiễm trùng sốt nóng khát nước.

5. Địa hoàng ẩm: Sinh địa 30g, thục địa 30g. Nấu lấy nước đặc bỏ bã. Đem nước nấu được hòa với 60g mật ong khuấy đều, đun cho cạn nước thành dạng xi rô lỏng. Mỗi lần cho uống 1 - 2 thìa, ngày uống 2 lần, sáng, chiều. Dùng cho các trường hợp sốt nóng âm ỉ dài ngày, đau nhức tay chân, da nóng khô, ho khan, ho gà.

6. Bạch hổ gia hoàng cầm thang: Thạch cao 20g, trị mẫu 8g, ngạnh mễ (gạo tẻ) 16g, cam thảo 4g, hoàng cầm 12g. Thêm 1000ml nước, sắc còn 300ml nước; chia 1 - 2 lần uống trong ngày. Đây là một phương thang kinh điển để thanh tiết nhiệt ở dương minh kinh, các trường hợp sốt nóng, mê sảng, mạch nhanh, miệng họng khô, khát nước.

Xem thêm video đang được quan tâm:


TS. Nguyễn Đức Quang
Ý kiến của bạn