Món ăn thuốc cho người thận âm hư

SKĐS - Người mắc chứng thận âm hư thường mệt mỏi, ho ít đờm, có thể đờm lẫn máu, khàn tiếng, lưng gối đau mỏi, di tinh, đau nhức trong xương, mồ hôi trộm, có khi sốt hâm hấp từng cơn, gò má ửng hồng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

Ẩm thực liệu pháp trị bệnh từ lâu đã đ ược Đông y rất coi trọng và đem lại hiệu quả. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc tốt cho người mắc chứng thận âm hư.

Cá bống kho tiêu: cá bống 500-1.000g làm sạch bỏ ruột, kho với gừng, riềng, xả, bột tiêu. Dùng tốt cho người cao tuổi, phụ nữ sau sinh, người suy nhược cơ thể do lao lực, sau bệnh dài ngày.

Rùa nướng: rùa 1 con (bỏ đầu, móng, mai làm sạch) 200 - 250g, ướp gia vị. Lùi hoặc nướng chả, quay rán. Dùng tốt cho người suy nhược, lao phổi khái huyết, sốt dài ngày do viêm nhiễm.

Chim cút chiên dầu mè rất tốt cho người suy nhược, hư lao thở gấp, mỏi mệt, tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày ăn kém, người cao tuổi.

Chim cút chiên dầu mè rất tốt cho người suy nhược, hư lao thở gấp, mỏi mệt, tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày ăn kém, người cao tuổi.

Cháo chim cút cật lợn: chim cút 2 - 3 con, gạo tẻ 150g, đậu đỏ 60g, bầu dục lợn 100g. Chim cút làm sạch, bầu dục thái lát. Tất cả nấu cháo, thêm gia vị. Thích hợp cho người ho lao, mệt mỏi thở gấp, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, viêm thận phù nề, đau lưng mỏi gối, suy kiệt, thiểu dưỡng.

Chim cút xào: chim cút 1 con, măng tre 30g, mộc nhĩ 12g (ngâm mềm, rửa sạch, thái lát), dưa chuột 12g. Chim cút làm sạch bỏ ruột, mộc nhĩ ngâm mềm, rửa sạch, thái lát, dưa chuột thái lát. Chim cút rán chín, cho thêm nước hàng, măng, nấm, dưa chuột vào, xào chín, nêm bột ngọt là được. Công dụng bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt. Dùng cho người mắc chứng lao, suy nhược, tiêu, chảy, kiết lỵ, suy dinh dưỡng, phong thấp.

Chim cút chiên dầu mè: chim cút 2-3 con làm sạch tẩm bột, trứng gà, lá mơ, dùng dầu mè chiên. Món này rất tốt cho người suy nhược, hư lao thở gấp, mỏi mệt, tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày ăn kém, người cao tuổi.

Súp thịt dê củ mài: thịt dê 300g, củ mài 300g, gừng tươi 15g, hành tươi 30g. Thịt dê rửa sạch, thái lát to; sơn dược thái lát to; gừng hành rửa sạch đập giập. Tất cả cho vào nồi, thêm bột tiêu, dấm, rượu, nước vừa đủ, đun to lửa, vớt bỏ váng bọt, chuyển đun nhỏ lửa cho chín. Vớt bỏ bã gừng hành, thêm gia vị. Chia ăn trong ngày. Dùng tốt cho người hư lao suy nhược cơ thể, huyết trắng, trẻ em suy dinh dưỡng, ho lâu ngày do viêm khí phế quản, tiêu chảy.

Ngân nhĩ hầm kỷ tử long nhãn thích hợp cho người viêm khí phế quản ho khan ít đờm, lao phổi, thời kỳ bình phục sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm...

Ngân nhĩ hầm kỷ tử long nhãn thích hợp cho người viêm khí phế quản ho khan ít đờm, lao phổi, thời kỳ bình phục sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm...

Ngân nhĩ hầm kỷ tử long nhãn: ngân nhĩ 25g, câu kỷ tử 20g, long nhãn 15g, đường phèn 100g. Ngân nhĩ nấu với nước cho chín nhừ, cho kỷ tử, long nhãn vào nấu tiếp đến khi tất cả chín nhuyễn (đun nhỏ lửa và khuấy đảo), cho đường phèn vào tiếp tục khuấy cho tan đều. Món này thích hợp cho người viêm khí phế quản ho khan, ít đờm, lao phổi, thời kỳ bình phục sau các bệnh truyền nhiễm sốt cao mất nước, táo bón, mất ngủ; người cao tuổi và sản phụ suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, suy nhược thần kinh.

Đại táo ngâm mỡ dê men rượu: mỡ dê (đã rán chín) 10g, men rượu 50g, đại táo 7 quả. Tất cả ngâm ướp trong 7 ngày, lấy táo ăn. Thích hợp cho người viêm khô khí phế quản, ho khan ít đờm.

Hải sâm hầm lòng lợn: hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm, mộc nhĩ ngâm nước cho mềm. Lòng lợn làm sạch thái lát. Tất cả cho vào nồi, thêm gia vị, lượng nước thích hợp, nấu súp. Dùng tốt cho người âm hư, táo bón mạn tính, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay bàn chân nóng).


Lương y Thảo Nguyên
Ý kiến của bạn