Món ăn thuốc cho người bị phù do thận khí hư

SKĐS - Người bị phù do thận khí hư rất hay gặp ở người cao tuổi, gây khó chịu, cản trở đi lại cũng như công việc thường ngày.

Người bệnh thường có biểu hiện phù nhiều từ lưng trở xuống, đi tiểu chậm, tiểu ít không tự chủ, lưng đau gối mỏi, chân không ấm, mạch trầm trì. Phép trị chủ yếu ôn thận, kiện tỳ hóa thấp... Xin giới thiệu một số món ăn thuốc ngon bổ, hỗ trợ điều trị bệnh...

Cá chép om đậu đỏ: cá chép làm sạch, đậu đỏ, hành gừng gia vị vừa đủ om ăn. Tác dụng kiện tỳ ôn thận, lợi thấp, rất tốt cho người bị phù và các chứng liên quan tỳ thận khí hư.

Gà hầm cà rốt đậu trắng bổ thông khí huyết, kiện tỳ, ích thận trừ thấp; Chữa phù, nhức mỏi chân tay.

Gà hầm cà rốt đậu trắng bổ thông khí huyết, kiện tỳ, ích thận trừ thấp; Chữa phù, nhức mỏi chân tay.

Cá chạch kho nghệ: cá chạch làm sạch, quả sung, nghệ tươi, gừng, hành củ, mắm muối gia vị vừa đủ kho ăn. Tác dụng bổ ấm tỳ thận lợi thấp, rất tốt cho người bị phù do tỳ thận khí hư.

Tôm kho củ kiệu: tôm hoặc tép tươi rửa sạch, củ kiệu, hành, tiêu gia vị vừa đủ kho ăn. Tác dụng ôn bổ tỳ thận trừ hàn thấp, rất thích hợp chứng thận khí hư, phù thũng, đau lưng nhức mỏi.

Cháo đậu xanh chân dê: chân dê 4 cái rửa sạch chặt khúc ninh nhừ; đậu xanh, hành, gạo mới, gừng, ngò, hạt tiêu, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Chữa phù thũng gân xương yếu, phụ nữ sau sinh ít sữa ăn rất tốt.

Thịt gà hầm cà rốt đậu trắng: thịt gà trống, cà rốt, đậu trắng, hành, gừng, tiêu gia vị vừa đủ hầm nhừ ăn. Tác dụng bổ thông khí huyết, kiện tỳ, ích thận trừ thấp. Chữa phù, nhức mỏi chân tay.

Ngoài ra, người bệnh nên ăn các món tác dụng ích khí dưỡng huyết trợ tỳ thận như: các loại rau thơm, hành hẹ, lá lốt, ngải cứu, mơ lông, giá đỗ, rau cần, cải cúc, cải canh, nấm hương, bí đỏ, khoai sọ; lạc vừng, các loại đậu, ngô, gạo lứt, ngũ cốc còn nguyên vỏ lụa; quả dâu, quýt, hồng xiêm, na, đu đủ, mận, nho; thịt gà trống, ếch, cá quả, cá diếc, cá rô, cá mè, lươn, chạch... Lưu ý, kiêng thực phẩm có vị chua, đắng, lạnh: cam chanh, xoài, mướp đắng, dưa chuột; hạn chế các món quá mặn béo khó tiêu; rượu bia, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp... Tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ngày để tăng lưu thông máu. Khi làm việc, mỗi 1-2 giờ nên đứng dậy và đi bộ. Không ngâm chân nước nóng. Kê chân cao khi ngủ.


Lương y Đình Thuấn
Ý kiến của bạn