Món ăn phòng chống viêm tắc động mạch

18-09-2012 18:08 | Y học cổ truyền
google news

Viêm tắc động mạch là một bệnh khá thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên với tổn thương đặc trưng là viêm tắc một phần hay hoàn toàn các động mạch ở chi thể dẫn đến tình trạng suy giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng các tổ chức gây nên triệu chứng đau đớn nặng nề, teo cơ, lở loét rồi cuối cùng là hoại tử chi.

(SKDS) - Viêm tắc động mạch là một bệnh khá thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên với tổn thương đặc trưng là viêm tắc một phần hay hoàn toàn các động mạch ở chi thể dẫn đến tình trạng suy giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng các tổ chức gây nên triệu chứng đau đớn nặng nề, teo cơ, lở loét rồi cuối cùng là hoại tử chi.

Trong y học cổ truyền, viêm tắc động mạch được mô tả từ rất sớm trong phạm vi chứng “thoát thư” và được phòng chống bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các món ăn - bài thuốc (dược thiện). Sau đây xin giới thiệu món ăn bài thuốc tùy thể bệnh:

Thể hư hàn

Chứng trạng: người bệnh sợ lạnh, thích ấm, chi thể lạnh lẽo, đau đớn, nhức nhối, tê bì, tăng lên khi lạnh, giảm khi chườm hoặc ngâm nước nóng, sắc da nhợt nhạt, vết loét xám tối, chất lưỡi nhợt tía, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền khẩn.

Bài 1: thịt gà 250g thái miếng đem hầm chín rồi cho thêm 15g hồng hoa vào đun tiếp, khi được chế thêm gia vị, ăn nóng.

Bài 2: thịt ức gà 250g thái miếng đem ướp với gừng thái chỉ, hành củ giã nát, muối và một chút rượu vang trong 60 phút rồi đem ninh với 250g gạo nếp thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

 Đan sâm ngâm rượu ôn kinh hoạt huyết.

Thể nhiệt ứ 

 

Chứng trạng: người bệnh thích lạnh, sợ nóng, chi thể đau đớn nhức nhối như lửa đốt, đau kịch liệt về đêm, chườm lạnh thì đỡ, chườm nóng đau tăng, da vị trí bị bệnh sắc đỏ tía, sưng nề, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết, chất lưỡi đỏ giáng, rêu lưỡi vàng, mạch trầm sáp hoặc tế sáp.

Bài 1: đan sâm 30g thái vụn đem ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 20 - 30ml.

Bài 2: hồng hoa 3g, bách hợp 20g, đường trắng lượng vừa phải. Đem bách hợp sắc trong 10 phút, tiếp đó cho hồng hoa vào đun thêm 10 phút nữa là được, bỏ bã, chế thêm đường đỏ, uống trong ngày.

Bài 3: lệ chi 5 quả đem nấu với 30g gạo tẻ thành cháo, ăn nguội. Công dụng: thanh nhiệt dưỡng âm, trừ phiền.           
(Còn nữa)

ThS. Hoàng Khánh Toàn


Ý kiến của bạn