1. Biểu hiện của bệnh lao phổi
Lao phổi, thuộc phạm vi chứng phế lao của y học cổ truyền. Nguyên nhân do chính khí hư, tinh huyết suy tổn, bệnh tà xâm phạm vào phế mà gây nên bệnh
Bệnh lao phổi có những đặc điểm sau:
- Ho khan hoặc khạc đờm kéo dài trên 2 -3 tuần, uống thuốc không khỏi có khi đờm lẫn máu.
- Mỏi mệt toàn thân, chán ăn, sụt cân.
- Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm về đêm.
- Cảm thấy khó thở, tức ngực, ho ra máu.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, lao phổi có biểu hiện của chứng phế âm hư, sau đó gây thận âm hư, khí âm hư (phế, tỳ, thận đều hư)…
2. Công dụng của trứng gà
Các thành phần dinh dưỡng có trong trứng gà gồm chất đạm (protein), chất béo, chất đường, chất khoáng...
Các nhà dinh dưỡng coi trứng gà là thực phẩm dược dụng, vừa làm thức ăn, vừa làm thuốc.
Theo Đông y: Trứng gà có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tư âm nhuận táo, dưỡng huyết an thai; dùng để bổ dưỡng, hỗ trợ chữa ho khan, khản tiếng, mắt đỏ họng đau, thai động không yên, sản hậu miệng khát, kiết lỵ, bỏng...
Khuẩn lao trong phổi người bệnh.
3. Các bài thuốc từ trứng gà hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi
3.1 Trứng gà, ngó sen, tam thất
Thành phần: Trứng gà 1 quả, bột tam thất 3g, nước cốt ngó sen 10ml, đường trắng lượng vừa đủ.
Cách làm: Trứng gà, bột tam thất và nước cốt ngó sen trộn đều, thêm đường, hấp cách thủy ăn.
Công dụng: Dùng cho người lao phổi khạc đàm có máu (tam thất, ngó sen có tác dụng cầm máu).
3.2 Trứng gà, bạch cập
Thành phần: Trứng gà 1 quả, bột bạch cập 5g, đường trắng lượng vừa đủ.
Cách làm: Trứng gà, bột bạch cập quấy đều, cho nước đang sôi vào để làm chín trứng rồi thêm đường. Uống vào buổi sáng và tối, trước khi ăn.
Công dụng: Dùng cho người lao phổi khạc máu lẫu không khỏi (bạch cập có tác dụng cầm máu).
Trứng gà sa sâm hỗ trợ điều trị lao phổi.
3.3 Trứng gà, sa sâm
Thành phần: Trứng gà 1 quả, sa sâm 30g, đường trắng lượng vừa đủ.
Cách làm: Luộc trứng và sa sâm, trứng chín bóc bỏ vỏ, tiếp tục sắc với sa sâm 30 phút, cho thêm đường. Uống nước sa sâm, ăn trứng.
Công dụng: Dùng cho người ho lao khạc đờm dính máu (sa sâm có tác dụng thanh phế nhiệt, bổ phế âm).
3.4 Trứng gà đồng tiện
Đồng tiện là nước tiểu bé trai 8-10 tuổi.
Thành phần: Trứng gà 2 quả, nước tiểu tươi lượng vừa đủ.
Cách làm: Trứng gà đập nhẹ cho dập vỏ, ngâm vào đồng tiện 1 ngày đêm, rửa sạch, luộc ăn trứng uống nước.
Công dụng: Dùng ngày 1 lần, dùng 3-5 ngày. Dùng cho người lao phổi ra mồ hôi trộm nặng (đồng tiện có tác dụng tư âm giáng hỏa).
3.5 Trứng gà, bách bộ
Thành phần: Trứng gà 1 quả, bách bộ 10g, đường trắng lượng vừa đủ.
Cách làm: Sắc bách bộ lấy nước, đập trứng gà vào đun trong 2 phút rồi cho đường trắng vào quấy đều, ăn nóng.
Công dụng: Dùng cho người ho lao, ho do phong hàn, ho gà… (bách bộ là vị thuốc có tác dụng ôn nhuận phế khí, sát trùng và giảm ho).
Mời bạn xem thêm video:
Sau Tết, ăn gì để giảm cân?