Món ăn, bài thuốc trị tiêu chảy do ăn thức ăn lạnh trong mùa hè

SKĐS - Tiêu chảy rất thường gặp trong mùa hè do ăn uống thất thường như thường xuyên ăn những đồ lạnh, ham thích đồ uống có đá, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ....

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy mùa hè

- Yếu tố môi trường:  Tiêu chảy gặp nhiều trong mùa hè do khi thời tiết nóng bức, sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp, thời gian ở trong phòng điều hòa lâu dễ bị nhiễm lạnh, nhất là khi ngủ, vùng bụng và thắt lưng không được giữ ấm sẽ dễ bị nhiễm lạnh, "trúng gió" dẫn đến hàn tà trực trúng đường ruột gây ra các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.

- Ảnh hưởng của chế độ ăn uống:  Mùa hè nhiệt độ tăng cao nên nhiều người có xu hướng thích ăn, uống đồ lạnh. Nếu ăn nhiều đồ sống, lạnh, nóng lạnh lẫn lộn có thể gây kích thích dạ dày, khiến chức năng co bóp của dạ dày và nhu động ruột hoạt động nhanh hơn, gây tiêu chảy thoáng qua. Tiêu chảy do chế độ ăn uống gây ra không kéo dài và có thể thuyên giảm sau khi điều tiết chế độ ăn uống lại.

- Viêm dạ dày ruột cấp tính: Do niêm mạc đường tiêu hóa bị nhiễm một loại virus hoặc vi khuẩn nào đó (thường gặp là Rotavirus, E. coli...) dẫn đến niêm mạc bị tổn thương, gây đau bụng và tiêu chảy. Trong một thời gian ngắn sau khi khởi phát bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn và nôn, tiêu chảy và đau bụng.

Thời tiết mùa hè nắng nóng, nếu không chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn đồ ăn ôi thiu hoặc đồ nướng, lẩu thường nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cùng với uống bia lạnh hay nước giải khát, nóng lạnh luân phiên có thể kích thích dạ dày, dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, hoặc viêm dạ dày ruột cấp tính.

photo-1689330292081

Bệnh tiêu chảy xảy ra trong mùa hè do nhiều nguyên nhân gây nên.

2. Các thể bệnh tiêu chảy theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho rằng, các yếu tố ngoại nhân như hàn, thấp, nhiệt đều có thể gây ra tiêu chảy vào mùa hè, mà do thấp tà là phổ biến nhất. Thấp trọc từ bề ngoài xâm nhập vào có thể trực tiếp làm tổn thương tvị, dẫn đến vận hóa và truyền tống thức ăn bất thường.

Ăn nhầm thực phẩm ôi thiu, sẽ làm tổn thương tvị; hoặc ăn quá nhiều sẽ dễ bị thực tích đình trệ; hoặc ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, cay, đồ béo ngọt sẽ khiến cho trong người thấp nhiệt tà ẩn nấp. 

Thường gặp ba thể bệnh chính:

2.1 Vị trường thấp nhiệt

- Biểu hiện: Đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài gấp hoặc mót rặn, phân vàng nâu, có thể lẫn máu lẫn nhày nhớt, mùi hôi, hậu môn nóng rát, người nóng, khát nước, nước tiểu vàng ngắn, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế.

+ Bài thuốc: Sử dụng bài thuốc 'Cát căn cầm liên thang'

Thành phần: Cát căn 12g, hoàng cầm 08g, hoàng liên 04g, chích cam thảo 04g.

Cách dùng: Sắc cát căn trước với 2 chén nước, khi còn khoảng 1,5 chén nước thì cho các vị còn lại vào sắc còn 1 chén nước, lọc bỏ bã, chia làm 2 lần uống, uống khi còn ấm.

Hoặc có thể nấu nước uống bù lượng nước đã mất do tiêu lỏng gồm: Sắn dây (cát căn) 50g, mã đề 20g, cam thảo dây 12g. Sắc với 400 ml nước, cô lại còn 200 ml nước, chia uống 2 lần trong ngày.

photo-1689330293784

Vị thuốc cát căn trong bài thuốc Cát căn cầm liên thang trị tiêu chảy.

+ Món ăn: Lá mơ chiên trứng

Một nắm lá mơ tía khoảng 100g rửa sạch, sau đó thái lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều. Sau đó cho vào chảo và chiên lên, trở đều 2 mặt cho chín là có thể ăn được, ngày có thể ăn 2 lần.

photo-1689330295194

Lá mơ chiên trứng là món ăn thích hợp với người bệnh tiêu chảy thể vị trường thấp nhiệt.

2.2 Tỳ vị hư hàn

- Biểu hiện: Đa phần trước đó có tiền sử dầm mưa, lội nước, hoặc bị lạnh bụng hay toàn thân, thường xuyên ăn đồ sống lạnh. Hay tiêu chảy vào buổi sáng, đau quanh rốn, ăn uống đồ nóng ấm thấy dễ chịu hơn, dễ ra mồ hôi, chân tay bủn rủn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.

+ Bài thuốc: Sử dụng điều trị ở thể này là 'Sâm linh bạch truật tán'.

Thành phần: Nhân sâm 80g, phục linh 80g, bạch truật 80g, chích cam thảo 40g, hoài sơn 80g, bạch biển đậu 40g, ý dĩ 40g, cát cánh 40g, sa nhân 40g.

Cách dùng: Tất cả các vị thuốc trên tán bột, mỗi lần lấy 6-9g hòa với nước sắc trần bì và đại táo, rồi uống. Ngày dùng 2-3 lần.

Có thể cải thiện các triệu chứng tiêu chảy bằng cách ăn ít đồ lạnh, giữ ấm bụng, uống nước gừng, nước gạo rang pha nước gừng hay đơn giản là chén cháo gừng, để xua tan hàn khí, kiện tỳ.

photo-1689330295980

Vị thuốc nhân sâm trong bài thuốc Sâm linh bạch truật tán.

Món ăn: Cháo khoai mỡ

Cháo khoai mỡ rất thích hợp trong việc đi ngoài phân không thành hình. Khoai mỡ là một loại thực phẩm phổ biến, có tác dụng bổ khí, bổ tỳ. Nếu ăn một ít khoai mỡ đúng cách có thể giảm thiểu rối loạn chức năng đường tiêu hóa và giảm triệu chứng tiêu chảy. Giá trị dinh dưỡng của cháo khoai mỡ cũng tương đối cao, vừa có thể bồi bổ cho dạ dày.

photo-1689330296787

Khoai mỡ nấu cháo tốt cho người bị tiêu chảy.

2.3 Hàn thấp khốn t

- Biểu hiện: Đại tiện lỏng nước, bụng trên đầy, đau bụng, hoặc kết hợp với ngoại cảm phong hàn, sợ lạnh, phát sốt, nhức đầu, tứ chi đau nhức, rêu lưỡi trắng mỏng.

+ Bài thuốc: Sử dụng điều trị ở thể này là 'Hoắc hương chính khí tán'.

Thành phần: Hoắc hương 90g, bán hạ 60g, trần bì 60, tô diệp 30g, phục linh 30g, cát cánh 60g, bạch chỉ 30g, đại phúc bì 30g, cam thảo 75g, bạch truật 60g, hậu phác 60g.

Cách dùng: Tất cả các vị thuốc trên tán bột, mỗi lần lấy 09g thuốc hòa với nước sắc sinh khương và đại táo, rồi uống. Ngày uống 2 lần.

Bài thuốc giúp điều hòa công năng của tỳ vị, đồng thời giảm bớt các triệu chứng khó chịu thể chất do nóng ẩm mùa hè gây ra.

photo-1689330297895

Các vị trong bài thuốc hoắc hương chính khí tán

Lưu ý, ba bữa ăn nên cố định giờ giấc và định lượng, tránh ăn quá nhiều, không ăn no hoặc ăn đói, sau khi ăn có thể vận động thích hợp như đi dạo, để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Đồng thời nên vận động và thư giãn, nghỉ ngơi thường xuyên, cố gắng không thức khuya và không làm việc quá sức ...

Mời bạn xem tiếp video:

Thực phẩm cần tránh khi tiêu chảyI SKĐS


BS. Bùi Thị Yến Nhi
Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh, Cơ sở 3
Ý kiến của bạn