Hà Nội

Món ăn, bài thuốc cho người trầm cảm hậu COVID-19

SKĐS- Hậu COVID-19 đã để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có các tình trạng suy nhược thần kinh, rối loạn cảm xúc, trầm cảm…

Món ăn, bài thuốc cho người trầm cảm hậu COVID-19 - Ảnh 1.

1. Trầm cảm hậu COVID-19, một hệ lụy sức khỏe không thể xem nhẹ

Hậu COVID-19 là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm, để lại rất nhiều thay đổi trong cơ thể như ho hay mệt- đây là các triệu chứng phổ biến nhưng rất chóng qua đi. Tuy nhiên khi bệnh ảnh hưởng đến thần kinh, gây mất thăng bằng  sinh ra trầm cảm thì lại trở nên phức tạp. Đây cũng là một vấn đề rất nan giải, một căn bệnh khó chữa của thời đại.

Trong lý thuyết đông y tất cả các triệu chứng hay gặp như: Mất ngủ, ho, thể lực giảm sút, hồi hộp trống ngực, tức ngực, đau nhói vùng ngực, đoản sức, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức xương khớp, rối loạn lo âu, rối loạn nội tiết kinh nguyệt, stress, trầm cảm… nguyên nhân sâu sa thường do uất nhiệt và đàm trệ gây ra.

Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần tìm những bài thuốc, vị thuốc phù hợp như thanh nhiệt tả hỏa, lý khi hóa đờm, sơ can giải uất... Tuy nhiên để cấu thành một bài thuốc hoàn chỉnh sẽ cần có rất nhiều vị thuốc và có thể khó khăn cho người bệnh trong việc tìm kiếm nguyên liệu và tốn kém.

Dưới đây là món ăn bài thuốc đơn giản mà mọi người đều có thể tìm kiếm, áp dụng được cho người bệnh hậu COVID-19 có tình trạng suy nhược thần kinh, rối loạn cảm xúc, trầm cảm…

photo-1649226171995

Cây bạch hoa xà thiệt thảo.

2. Món ăn, bài thuốc

Thành phần:

  • Bạch hoa xà thiệt thảo (hay còn gọi cây lưỡi rắn) tươi 50-60g.
  • Gan gà tươi 200-250g
  • Thịt lợn tươi 100g
  • Gừng tươi 3-4 lát
  • Hạt sen 30-50g (nếu có củ sen tươi cho vào càng tốt, 200g củ tươi).

Cách chế biến:

Bạch hoa xà rửa sạch, thái nhỏ (rễ thân lá hoa đều dùng được), cho vào nồi cùng gan, thịt và hạt sen hoặc củ sen, cùng mắm muối gia vị vừa đủ. Dùng nồi áp suất ninh là tốt nhất. Nếu ninh nồi thường thì đổ khoàng 2.5 lít nước ninh trong 2 tiếng, còn nếu ninh nồi áp suất thi đổ 1.8-2 lít nước ninh khoảng 1 tiếng hoặc hơn xíu là được.

Cách dùng: Chia đều ăn hết 3 bữa trong ngày, ăn không hết thì hôm sau ăn, 1 tuần có thể ăn 2-3 bữa .

Công dụng: Món ăn bài thuốc trên có tác dụng thư can, mát gan, giải độc, giải uất, tiêu thũng, thanh nhiệt trừ phiền hoá hỏa, kiện tỳ vị, an thần, giúp điều trị các chứng stress, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất thăng bằng, ăn ngủ kém, hay cáu giận, suy nghĩ tiêu cực, ăn uống không ngon miệng, ngủ kém, giúp bồi bổ sức khỏe… cho người sau khi khỏi COVID-19.

photo-1649226174260

ThS.BS Hoàng Kỳ khám cho bệnh nhân.

3. Cách nhận biết thảo dược bạch hoa xà thiên thảo

Là loại thực vật sống lâu năm, mọc bò trên mặt đất, chiều dài khoảng 20 – 25cm. Thân cây màu nâu nhạt, nhẵn, có gốc tròn, phần thân non phía trên có 4 cạnh và mọc ra rất nhiều cành.

Lá có hình mác thuôn dài, chiều dài khoảng 1.5 – 3.5cm, rộng 1 – 2mm. Lá nhọn ở phần đỉnh đầu và có viền răng cưa ở đỉnh, không có cuống và chỉ mọc quanh 4 điểm trên thân. Mặt trên của lá nhẵn hoặc hơi nhám, mặt dưới có màu xám nhạt, chỉ gân nổi gồ trên mặt.

Hoa bạch hoa xà thiệt thảo thường mọc đơn độc hoặc mọc đôi ở kẽ lá, có màu trắng, không có cuống. Tràng hoa gồm 4 cánh hoa, 4 nhị đính ở bên trong họng ống tràng, đầu nhụy chia đôi và bầu có hai ô chứa đựng nhiều noãn.

Quả của loại cây này ra quanh năm, dạng bế, đài hình cầu hơi dẹt, bầu hạ, bên trong có chứa vô số hạt nhỏ, có cạnh.

Loại thực vật này có sức sinh trưởng mạnh mẽ, có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở mọi miền đất nước, từ Nam ra Bắc. Chúng phân bố chủ yếu ở ven đường, ven sườn đồi, dọc các bờ ruộng, mọc là là mặt đất và các gốc cây các chân tường.

Theo y học hiện đại, bạch hoa xà có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường miễn dịch (nhờ khả năng tăng sinh các tế bào lympho T và lympho B, chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập vào trong cơ thể)…

Mời độc giả xem thêm video:

Hộ chiếu vaccine Việt Nam: Hơn 1.000 người đầu tiên đã được cấp, thay thế giấy tiêm chủng


ThS. BS Hoàng Kỳ
Ý kiến của bạn