Hà Nội

Mối quan hệ giữa trào ngược dạ dày thực quản với hen suyễn

15-01-2020 14:00 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Có thể bạn không biết, nước ta ước tính có tới 7 triệu người đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Các bệnh lý tiêu hóa cũng là nỗi ám ảnh với nhiều người, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Nói tới trào ngược dạ dày thực quản, người ta còn nghĩ tới căn bệnh hen suyễn. Mối quan hệ giữa trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý về tiêu hóa, tình trạng trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản. Hiện tượng này có thể do các bệnh lý về thực quản, dạ dày hoặc các thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.

Trào ngược thực quản (ảnh minh hoạ)

Một số biểu hiện cảnh báo bạn bị trào ngược dạ dày thực quản:

- Ợ nóng, ợ chua: Hiện tượng ợ hơi có thể xảy ra thường xuyên lúc bị đói, ợ nóng là cảm giác nóng rát trong dạ dày lan lên vùng cổ. Triệu chứng này có thể xuất hiện khi ăn no, uống nhiều nước hoặc đầy bụng, khó tiêu.

- Buồn nôn: Triệu chứng này xảy ra bởi người bệnh đang bị ứ đọng hoặc nghẹn thức ăn, dễ bị buồn nôn. Buồn nôn cũng có thể xảy ra khi bị say tàu xe, ốm nghén, sử dụng thuốc,...

- Đau tức ngực: Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt tức ngực.

- Khó nuốt: Axit dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn có thể gây ra cảm giác khó nuốt.

- Ho, khản giọng: Thanh quản của người bệnh tiếp xúc với dạ dày bị sưng tấy, người bệnh sẽ bị khản giọng và ho

- Đắng miệng, miệng tiết nước bọt: Acid ợ chua trào ngược lên khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn để trung hòa axit. Dịch vị trào lên khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng, gây chán ăn, sụt cân, thiếu máu,...

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể tăng nguy cơ mắc các chứng viêm loét dạ dày thực quản, hẹp thực quản, tiền ung thư thực quản và ung thư thực quản. Ung thư xuất hiện kèm triệu chứng nuốt nghẹn, đau xương ức, đau dai dẳng, khản tiếng, ho liên miên, đau ngực,...

Axit trào lên đường hô hấp cũng có thể gây ra viêm họng, viêm xoang hay viêm phế quản, viêm phổi. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược dạ dày có thể xuất hiện triệu chứng mòn răng, viêm tuyến giáp,...

Trào ngược dạ dày có khiến bệnh hen suyễn thêm nặng?

Trào ngược dạ dày sẽ khiến axit dịch vị trào ngược lại thực quản, làm tổn thương tới lớp niêm mạc cổ họng và đường hô hấp, gây ho, khó thở dai dẳng. Việc tiếp xúc nhiều với axit khiến phổi trở nên yếu và nhạy cảm hơn với chất kích thích tác động tới các cơn hen như bụi, phấn hoa.

Trào ngược dạ dày cũng kích thích các phản ứng thần kinh, tác động co thắt đường hô hấp để ngăn axit tràn vào phổi. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc hô hấp bình thường, gây nên các triệu chứng hen suyễn như khó thở, thở gấp.

Ảnh minh họa

Bệnh hen suyễn là nguyên nhân gây nên dạ dày thực quản?

Các cơn hen khi tái phát sẽ gây áp lực cho ngực, bụng và khiến tình trạng bệnh trào ngược thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi bị hen suyễn, phổi bị sưng viêm và tổn thương sẽ giảm chức năng ngăn chặn axit trào ngược.

Cải thiện chứng hen suyễn và trào ngược dạ dày

Cải thiện được tình trạng hen suyễn sẽ kiểm soát được trào ngược dạ dày tốt hơn và ngược lại. Do đó, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cũng như thay đổi thói quen như sau:

- Tránh xa các thực phẩm giàu chất béo, có tính axit có thể gây phản ứng với cả các cơn hen và trào ngược dạ dày thực quản

- Không sử dụng thuốc lá cũng như các chất kích thích khác, đồ uống có cồn

- Tránh xa các tác nhân có thể ảnh hưởng tới các cơn hen như phấn hoa, khói bụi, lông vật nuôi, thú cưng,...

- Lựa chọn một chế độ ăn kiểm soát bệnh trào ngược như bánh mỳ, yến mạch, các loại đỗ, sữa chua, mật ong,...

Cải thiện tình trạng hen suyễn bằng sản phẩm Đông Y

Công ty dược phẩm PQA được thành lập từ năm 2011 đến nay. Qua 9 năm hoạt động, công ty dược phẩm PQA đã nghiên cứu từ các bài thuốc cổ truyền và sản xuất thành công sản giúp cải thiện tình trạng hen suyễn hiệu quả.

Sản phẩm PQA Hen Suyễn của công ty dược phẩm PQA giúp hỗ trợ thông phế, giảm ho, giảm hen suyễn.

PQA Hen Suyễn

Đối tượng sử dụng: Người bị khó thở, thở khò khè, hen suyễn, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, vui lòng truy cập website thaythuocnam.com.vn.

Số GPQC: 00247/2018/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn