1.Thuốc bổ mắt là gì?
Thông thường, các thuốc bổ mắt có chứa các thành phần hợp chất có lợi cho hoạt động của mắt, có tác dụng giúp phục hồi chức năng mắt, giảm triệu chứng mệt mỏi của mắt. Hơn nữa, thuốc bổ mắt còn chứa các thành phần liên quan đến quá trình điều trị giúp cho mắt nhanh chóng được khỏi bệnh và hiệu quả hơn.
Mùa thi đang đến gần, cường độ làm việc của mắt ở các sĩ tử ngày càng tăng…
2. Các thuốc bổ mắt thường gặp
2.1.Thuốc chống mỏi mắt
Trên thị trường hiện nay có sẵn các loại dung dịch nhỏ mắt như:
-Thuốc nhỏ mắt thông dụng là thuốc nhỏ mắt chứa nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) dùng để rửa mắt, nhỏ mắt khi làm việc bằng mắt nhiều, khi cảm thấy mỏi mắt, khô mắt. Cyanocobalamin được sử dụng trong trường hợp cải thiện sự dao động về điều tiết do mỏi mắt.
-Sản phẩm kết hợp các thành phần như: Tetryzoline hydrochloride, neostigmine, chlorpheniramin, vitamin A, vitamin B6, vitamin E, potassium L-Aspartate)... được dùng để điều trị căng mắt, xung huyết kết mạc, viêm mi mắt, khó chịu khi đeo kính áp tròng cứng, ngứa mắt, mắt mờ do có nhiều chất nhầy ở mắt hoặc tương tự. Nếu lạm dụng dùng quá liều, có thể cảm thấy hoa mắt một cách không bình thường hoặc gây đỏ mắt.
-Sản phẩm kết hợp: Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin PP cung cấp các vitamin cho mắt, dùng trong các trường hợp mỏi mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, khô mắt, vệ sinh và giữ ẩm cho mắt.
2.2. Thuốc chống khô mắt
Các thuốc chống khô mắt hay còn gọi là nước mắt nhân tạo chứa natri hyaluronate, các chất cao phân tử (polyethylen glycol 400, propylen glycol)... giúp mắt giữ được độ ẩm cần thiết, tránh tình trạng khô mắt và giúp mắt phục hồi tổn thương tốt hơn.
2.3.Thuốc trị ngứa mắt
Trong thành phần có chứa các chất kháng viêm, kháng histamin (chlorpheniramin), chống xung huyết (tetrahydrozolin) và các loại vitamin nhóm B, có tác dụng cải thiện tình trạng mỏi mắt, xung huyết kết mạc hoặc ngứa mắt. Ngoài ra, thuốc còn chứa chondroitin sulfate giúp bảo vệ bề mặt giác mạc trong môi trường bụi và khô, nên có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh khô mắt.
2.3.Các loại thuốc viên
Các loại thuốc viên chứa vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, selen, kẽm, lutein, zeaxanthin, natri chondroitin, cholin… giúp điều trị tình trạng mỏi mắt, đau nhức mắt hoặc tình trạng quáng gà, giúp bổ sung dưỡng chất khi suy yếu thị lực.
3. Mối nguy khi lạm dụng
- Việc bổ sung các vitamin và khoáng chất bằng các lọ dung dịch nhỏ mắt hay viên uống là cần thiết cho các sĩ tử trong mùa thi cử. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế (bác sĩ, dược sĩ).
Nếu sử dụng các loại thuốc này một cách bừa bãi có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong thành phần các thuốc nhỏ mắt, bên cạnh các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, còn có các chất gây co mạch, nếu lạm dụng có thể gây ra tình trạng tăng nhãn áp, giảm thị lực và đục thủy tinh thể.
- Một số người còn bảo vệ và phòng các bệnh về mắt bằng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh hoặc corticoid. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét giác mạc do nấm hay herpes; nếu nhỏ thuốc có chứa corticoid sẽ làm bệnh bùng phát và nặng thêm, gây biến chứng thủng giác mạc, nặng hơn sẽ gây đục thủy tinh thể, mắt bị mờ…
- Ngoài ra, lạm dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên, sẽ khiến cho mắt gặp các tác dụng phụ như: kích ứng làm ngứa mắt, nóng rát, xốn mắt, dị ứng gây đỏ mắt, viêm bờ mi.
Lạm dụng thuốc "bổ mắt" có thể gây ảnh hưởng đến thị lực.
4. Dùng thế nào cho an toàn?
- Khi nhỏ thuốc để rửa mắt (natri clorid 0,9%), làm dịu mắt với mục đích chống khô mắt cũng cần để ý thời gian dùng và liều lượng dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu nhỏ mắt một thời gian thấy cải thiện thì ngưng. Với trường hợp dùng lại thì chỉ khi nào triệu chứng mỏi mắt, khô mắt tái phát. Lưu ý sau khi đã mở nắp lọ thuốc thì hạn dùng sẽ bị rút ngắn vào khoảng 2 – 4 tuần kể từ khi mở lọ thuốc.
- Không nên lạm dụng nước mắt nhân tạo bởi mắt luôn luôn có nước mắt tiết ra tạo lớp phim mỏng bảo vệ mắt. Việc sử dụng nước mắt nhân tạo chỉ cần nhỏ trong một thời gian ngắn, nếu thấy tình trạng khô mắt đã được cải thiện thì ngưng sử dụng và khi triệu chứng mỏi mắt, khô mắt tái phát thì mới dùng các thuốc này trở lại.
- Khi học nhiều, mắt nhức mỏi, khô mắt nhiều người tự ý mua về dùng, mà không qua thăm khám, dẫn đến dùng dài ngày, liều cao thuốc chứa vitamin A. Theo khuyến cáo, không nên dùng vitamin A 5.000 UI/ngày... vì sẽ gây ngộ độc nguy hiểm với các triệu chứng đặc trưng: Mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sụt cân, nôn, rối loạn tiêu hoá, sốt,…
Xem thêm video đang được quan tâm:
WHO cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm giữa người với người tiếp xúc trực tiếp.