1. Dùng bao nhiêu dầu cá là an toàn?
Dầu cá có chứa một lượng đáng kể axit béo omega-3 được gọi là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Omega-3 là một trong những axit béo quan trọng với cơ thể, giúp phát triển trí não, hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch. Tuy nhiên, cơ thể không thể sản xuất axit béo omega-3, mà chỉ có thể hấp thu thông qua thực phẩm, các chất bổ sung.
Để đảm bảo đủ omega - 3 cho cơ thể, mỗi tuần cần ăn ít nhất 2 bữa cá béo. Với những trường hợp không thể bổ sung được omega-3 qua thực phẩm, có thể uống bổ sung thêm viên dầu cá. Dầu cá được coi là an toàn với hầu hết mọi người với liều bổ sung khoảng 2000 – 3000 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều dầu cá (trên 3000mg/ngày) có thể gây ra tác dụng phụ bất lợi.
2. Các tác dụng phụ khi dùng quá liều dầu cá
Một số tác dụng phụ khi bổ sung quá nhiều dầu cá:
- Dễ chảy máu: Chảy máu nướu răng và chảy máu cam là hai trong số những tác dụng phụ nổi bật của việc tiêu thụ quá nhiều dầu cá. Một nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung 640 mg dầu cá mỗi ngày trong khoảng thời gian 4 tuần làm giảm đông máu ở người lớn khỏe mạnh. Dùng dầu cá liều cao có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu cam cao hơn. Do đó, nên ngưng dùng dầu cá trước khi phẫu thuật. Với những người đang dùng thuốc chống đông máu (như warfarin) cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng dầu cá.
- Mất ngủ: Dầu cá có thể hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ với số lượng nhỏ, nhưng quá nhiều sẽ có tác dụng ngược lại. Lượng dầu cá cao làm tăng sự lo lắng, giảm chất lượng giấc ngủ, mất ngủ.
- Tăng lượng đường trong máu: Bổ sung dầu cá với lượng lớn có thể gây hại cho những người mắc bệnh đái tháo đường vì chúng làm tăng lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung 8 gam axit béo omega-3 mỗi ngày dẫn đến mức tăng 22% lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2, trong khoảng thời gian 8 tuần. Điều này là do liều lượng lớn omega-3 có thể kích thích sản xuất glucose, có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu lâu dài.
- Tiêu chảy: Đây là tác dụng phụ khá thường gặp của dầu cá, đặc biệt là ở liều cao. Ngoài ra, việc bổ sung quá nhiều dầu cá có thể gây đầy hơi và chướng bụng kéo dài. Do đó nên bổ sung liều thấp nhất có thể và uống cùng thức ăn để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Đột quỵ: Mặc dù omega-3 có thể làm giảm cholesterol hiệu quả và cải thiện sức khỏe tim mạch, nhưng các nghiên cứu báo cáo rằng tiêu thụ quá nhiều omega-3 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết bằng cách làm giảm khả năng đông máu.
- Mùi khó chịu: Cá và dầu cá đều có mùi đặc trưng. Một số người báo cáo rằng dầu cá có vị khó chịu hoặc có vị khó chịu, hơi thở nặng mùi hoặc mồ hôi có mùi hôi.
- Ngộ độc vitamin A: Khi hấp thụ với số lượng lớn, vitamin A có trong một số loại thực phẩm bổ sung dầu cá có thể gây hại. Hầu hết các khẩu phần dầu cá cung cấp 270 % lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày.
Các triệu chứng ngộ độc vitamin A bao gồm: Buồn nôn, chóng mặt, đau khớp và phát ban trên da. Trong những trường hợp nghiêm trọng và kéo dài, tình trạng ngộ độc vitamin này có thể gây tổn thương gan và có khả năng dẫn đến suy gan và phù não.
- Trào ngược axit dạ dày: Mặc dù dầu cá chứa axit béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe tim mạch, nhưng lại có liên quan đến các triệu chứng ở đường tiêu hóa. Viên dầu cá thường gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, ợ hơi, trào ngược axit dạ dày.
Có thể giảm bớt những triệu chứng này bằng cách giảm liều dầu cá và dùng cùng với thức ăn.
- Hạ huyết áp: Nguyên cứu cho thấy, việc bổ sung quá nhiều dầu cá có thể làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng: Mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng ăn cá có chứa axit béo omega-3 EPA và DHA, có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, nhưng một nghiên cứu gần đây hơn bao gồm hai nhóm nam và nữ có số lượng lớn đã phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều axit béo omega-3 ALA có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Người bị thoái hóa điểm vàng nên bổ sung axit béo omega-3 từ nguồn có chứa EPA và DHA thay vì nguồn có chứa ALA.
Xem thêm video đang được quan tâm:
8 loại cá giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe | SKĐS