Mối liên quan giữa sắt với bệnh tiểu đường

05-01-2017 16:34 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Có một số bằng chứng chỉ ra rằng tiêu thụ sắt ở hàm lượng cao làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường týp 2.

Sắt, một trong những khoáng chất phong phú nhất trên rái đất, là cần thiết trong cơ thể con người như một phần enzym và protein liên quan đến vận chuyển oxy tới các tế bào và điều tiết sự tăng trưởng tế bào.

Bên cạnh đó sắt cũng có mối liên quan tới bệnh tiểu đường. Có một số bằng chứng chỉ ra rằng tiêu thụ sắt ở hàm lượng cao làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường týp 2.

sắt và tiểu đường tuýp 2

Một nghiên cứu được thực hiện trên 85.000 phụ nữ trung niên và kết quả cho thấy những phụ nữ sử dụng quá nhiều heme (loại được tìm thấy trong các thực phẩm động vật) có tăng 28% nguy cơ bị tiểu đường týp 2. Nghiên cứu tương tự được thực hiện bao gồm 33.000 phụ nữ khỏe mạnh được theo dõi trong vòng 10 năm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ tích trữ nhiều sắt có tỷ lệ mắc tiểu đường týp 2 cao hơn. Nguyên nhân tiềm ẩn có thể là do hàm lượng sắt cao làm tổn thương các mô cơ, điều này làm giảm khả năng chuyển glucose từ máu vào các tế bào của cơ thể và do vậy cản trở sản sinh insulin.

Vai trò của sắt trong bệnh tiểu đường cũng được hỗ trợ bởi sự thật rằng có sự cải thiện trong bệnh tiểu đường khi giảm hấp thu sắt. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy phụ nữ bị tiểu đường týp 2 sử dụng nhiều sắt heme và thịt đỏ bị tăng 50% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Sắt cũng là thành phần được dùng nhiều trước sinh nhưng nghiên cứu gần đây chỉ ra nguy cơ cao hơn bị tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai với hàm lượng sắt cao. Một nghiên cứu mới, công bố trên tờ  Diabetologia cho thấy dư thừa sắt có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở những tuần nhất định của thai kỳ. Do vậy, phụ nữ mang thai nên được kiểm tra sắt (theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới về sắt) để giảm nguy cơ này.

Sắt là một con dao hai lưỡi. Nếu thiếu sắt, chúng ta có nguy cơ bị thiếu máu và nếu dư thừa sắt, chúng ta tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh. Cải thiện độ nhạy với insulin và bài tiết insulin có thể có được nhờ hiến máu thường xuyên và giảm tích trữ sắt. Bàn chân tiểu đường là một biến chứng quan trọng nhất và nghiêm trọng nhất của bệnh tiểu đường. Tất cả những bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ bị biến chứng này.

Sự thật là nếu được chăm sóc và giáo dục thích hợp và can thiệp sớm, biến chứng này có thể được phòng tránh và xử lý trong giai đoạn rất sớm.

Nếu bạn bị tiểu đường, tránh ăn nhiều thịt đỏ và dùng các chế phẩm bổ sung sắt trừ khi thực sự cần thiết và được khuyến nghị.


BS Thu Vân
Ý kiến của bạn