Hơn nữa, mắc đồng thời cả bệnh tiểu đường và hẹp động mạch chủ làm tăng khả năng bị hẹp động mạch chủ nghiêm trọng.
Quá trình gây hẹp động mạch chủ tương tự quá trình khiến mảng bám hình thành bên trong động mạch. Bệnh tiểu đường có thể góp phần gây ra điều này bằng cách tăng viêm và tích tụ canxi. Tích tụ canxi là nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp động mạch chủ.
Các nhà nghiên cứu nói gì?
Các nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và hẹp động mạch chủ rõ ràng hơn ở một số khía cạnh. Ví dụ:
- Viêm nhiễm
Một nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng những người bị hẹp động mạch chủ kèm bệnh tiểu đường bị viêm ở van động mạch chủ nhiều hơn so với người không bị tiểu đường. Người bị tiểu đường cũng có hàm lượng protein CRP cao hơn. Hàm lượng CRP có thể tăng cùng với bệnh tiểu đường và dẫn tới viêm nhiều hơn.
- Hẹp nghiêm trọng
Trong một nghiên cứu năm 2009, các nhà khoa học đã siêu âm tim cho những người bị hẹp động mạch chủ. Hình ảnh siêu âm tim cho thấy mức độ hẹp ở van động mạch chủ. Họ cũng thấy hẹp động mạch chủ nghiêm trọng ở những người bị tiểu đường phát triển nhanh hơn so với những người không bị tiểu đường.
- Suy tim
Nghiên cứu năm 2011 cho thấy bệnh tiểu đường có thể gây phì đại thất trái và suy tim nặng hơn ở những người bị hẹp động mạch chủ. Khi hẹp động mạch chủ nghiêm trọng hơn, tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu. Điều này khiến cho thất trái bị phì đại. Dần dần, tim trở nên yếu đi. Máu tràn vào phổi và không đủ máu giàu ôxy cung cấp cho cơ thể, dẫn tới suy tim. Nghiên cứu này đã kiểm tra các mẫu mô và chỉ số đánh giá thất trái ở những người đã phẫu thuật thay van. Các mẫu cho thấy tình trạng suy tim nghiêm trọng hơn ở những người tiểu đường. Chúng gây tổn thương tim nhiều hơn.
Điều này có nghĩa gì với bạn?
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn cần để ý nhiều hơn tới việc giám sát hẹp động mạch chủ. Cho bác sĩ biết về tất cả các yếu tố nguy cơ và các triệu chứng của bạn. Triệu chứng có thể là:
Mệt mỏi
Ngất xỉu
Tức ngực
Chóng mặt
Tim đập loạn nhịp
Khó thở
Bạn có thể không có triệu chứng cho tới khi bệnh tiến triển tới hẹp động mạch chủ nặng. Đó là lý do tại sao bạn cần thông báo cho bác sĩ bất cứ triệu chứng bất thường nào.
Bạn cũng cần cố gắng kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường:
- Kiểm soát chỉ số A1C (với phần lớn mọi người, mục tiêu là A1C dưới 7%). A1C là thông số đánh giá việc kiểm soát đường huyết trong 3 tháng gần đây.
- Kiểm soát huyết áp.
- Giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tập luyện đều đặn.
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
- Không hút thuốc.
- Hạn chế đồ uống có cồn.
- Duy trì chế độ ăn uống tốt cho tim bao gồm ít muối và chất béo bão hòa.