Hà Nội

Mô phỏng vụ nổ tàu lặn Titan thực sự ra sao trong từng mili giây

21-07-2023 20:38 | Quốc tế
google news

SKĐS - Tốc độ nổ tung của tàu lặn Titan dưới áp suất đại dương được thể hiện trong một đoạn mô phỏng mới. Theo giả thuyết, tàu Titan nổ tung trong tích tắc chỉ trong vòng chưa đầy 5 mili giây (1 mili giây bằng 1/1000 giây). Các mảnh vỡ phân tán khắp đại dương trong vòng chưa đầy 14 mili giây (14 phần nghìn giây).

Clip đồ họa mô phỏng tàu lặn Titan nổ tung trong chớp mắt. Từ lúc tàu bắt đầu rạn nứt cho đến khi nổ tan xác, các mảnh vỡ phân tán khắp đại dương chỉ diễn ra trong vòng 14 mili giây (1 mili giây chỉ bằng 1/1000 giây).

Đã có nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến thảm họa tàu lặn Titan phát nổ khi thám hiểm xác tàu Titanic dưới đáy biển.

Vụ tai nạn thảm khốc trên đã khiến cả 5 nhà thám hiểm Stockon Rush, tỷ phú Hamish Harding, người giám sát trục vớt cổ vật trên tàu Titanic lâu năm Paul-Henri Nargeolet cùng hai cha con tỷ phú Shahzada và Suleman Dawood thiệt mạng.

Mô phỏng vụ nổ tàu lặn Titan thực sự ra sao trong từng mili giây (1/1000 giây) - Ảnh 2.

Trong giả thuyết về vụ nổ tàu ngầm Titan, chuyên gia José Luis Martín cho rằng tàu rơi tự do 1.000m dưới nước trong tối đa 71 giây và các hành khách nhận biết về số phận của mình khoảng 1 phút trước khi chết.

Chuyên gia về tàu ngầm José Luis Martín cho rằng các hành khách trên tàu Titan nhận thức được điều gì sắp xảy đến với mình  trong khoảng 1 phút trước khi chết.

Theo chuyên gia này, sự thay đổi áp suất sẽ khiến tàu lặn Titan rơi tự do khoảng 1.000m trong tối đa 71 giây trước khi nổ tung và khiến các hành khách đột tử ngay lập tức.

TS. Ronald Wagner, chuyên gia về độ oằn của các cấu trúc vỏ có thành mỏng đã sử dụng phần mềm để giải thích tàu lặn Titan đã thất bại thế nào khi cấu trúc vỏ hình trụ đã bị ép bẹp và nổ tung dưới áp suất đại dương.

Sử dụng các clip theo từng khung hình, chuyên gia này đã cho thấy thực tế tàn khốc của vụ nổ tàu lặn Titan diễn ra nhanh và khủng khiếp đến mức nào.

TS. Ronald Wagner đã mô phỏng đồ họa hình ảnh động cho thấy khung thời gian chính xác của vụ nổ tàu lặn Titan tính theo đơn vị mili giây (1/1000 giây).

TS. Wagner cho biết: "Mỗi chuyển động chỉ tính bằng mili giây (1/1000 giây). Bộ não của bạn cần 13 mili giây để xử lý thông tin từ mắt bạn".

"Điều đó có nghĩa là bạn cần 13 mili giây để có được một hình ảnh. Tuy nhiên, để kịp nhìn một hình ảnh, thì các nạn nhân đã chết trước đó 10 mili giây."

Theo ông, do vụ nổ xảy ra quá nhanh nên các nhà thám hiểm sẽ không cảm thấy đau đớn hay nhìn thấy gì. "Vụ nổ xảy ra quá nhanh và để cảm thấy đau, phải mất 100 mili giây để não truyền tín hiệu tới cơ thể, vì vậy các nhà thám hiểm sẽ không cảm thấy gì hay nhìn thấy gì. Họ chết ngay lập tức", TS. Ronald Wagner lý giải.

Trước khi xảy ra vụ nổ, các nhà khoa học cho rằng sẽ có tiếng động cọt kẹt và tiếng nổ lớn phát ra từ bên trong con tàu ngầm trước khi thân tàu bị co sập.

Các hệ thống cảm biến trên thân tàu cũng sẽ được kết nối với các thiết bị báo động, các thiết bị báo động này sẽ kêu lên để báo hiệu sự cố, theo trang engineering.com.

Sau đây là phân tích của TS. Ronald Wagner về vụ nổ tàu lặn Titan và mô phỏng từng bước từ lúc tàu bị co sập cho tới khi chỉ còn là những mảnh vụn.

0 mili giây: Thân tàu bằng sợi carbon của Titan bắt đầu bị rạn nứt

Mô phỏng vụ nổ tàu lặn Titan thực sự ra sao trong từng mili giây (1/1000 giây) - Ảnh 4.

0 mili giây: thân tàu bằng sợi carbon bắt đầu không chịu nổi áp suất đại dương

Mô phỏng cho thấy thân tàu bằng sợi carbon bắt đầu có dấu hiệu hư hại đầu tiên và bắt đầu rạn nứt, co sập vào bên trong.

2,182 mili giây: Thân tàu Titan co sụp xuống còn một nửa đường kính

Mô phỏng vụ nổ tàu lặn Titan thực sự ra sao trong từng mili giây (1/1000 giây) - Ảnh 5.

Chỉ trong vòng hơn 2 mili giây (nghĩa là hơn 2/1000 giây, phần giữa của thân tàu Titan làm bằng sợi carbon co sập còn một nửa đường kính

Phần giữa của thân hình trụ xẹp xuống còn một nửa đường kính, nhưng phần đầu và đuôi của con tàu dường như còn nguyên vẹn.

3,274 mili giây: Bất cứ ai ngồi giữa thân tàu Titan sẽ bị nghiền nát

Mô phỏng vụ nổ tàu lặn Titan thực sự ra sao trong từng mili giây (1/1000 giây) - Ảnh 6.

Chỉ trong vòng hơn 3,2 mili giây (nghĩa là hơn 3,2/1000 giây), thân tàu bị chèn ép tới mức có thể nghiền nát bất kỳ ai ngồi ở giữa khoang.

4,365 mili giây: Thân tàu hoàn toàn tách làm đôi, không còn ai sống sót

Mô phỏng vụ nổ tàu lặn Titan thực sự ra sao trong từng mili giây (1/1000 giây) - Ảnh 7.

Chưa đến 4,4 mili giây, tàu Titan bị xé toạc làm đôi. Ở thời điểm này, không còn ai trên tàu có thể sống sót.

Theo Engineering.com, con tàu bị xé toạc làm đôi cùng với nước chảy xiết dưới đại dương kết hợp với các mảnh vật liệu composite sẽ có tác động nghiền nát đối với bất kỳ mô động vật nào, thậm chí cả xương. Do vậy, thi thể sẽ không còn nguyên vẹn.

Chưa đên 5 mili giây kể từ khi tàu ngầm Titan bắt đầu rạn nứt và co sập, nhanh hơn ít nhất 8 mili giây so với tốc độ não có thể tính toán những gì đang xảy ra một cách trực quan, thì các nhà thám hiểm đã tử vong.

7,638 mili giây: vỏ sợi carbon của Titan bị xóa sạch

Mô phỏng vụ nổ tàu lặn Titan thực sự ra sao trong từng mili giây (1/1000 giây) - Ảnh 8.

Chưa đầy 8 mili giây, toàn bộ thân tàu bằng vỏ carbon vỡ vụn.

Vỏ sợi carbon từ lâu đã bị giới chuyên môn về tàu ngầm hoài nghi về độ an toàn của nó. Đây là vật liệu siêu nhẹ phù hợp để làm thân máy bay và vỏ tàu vũ trụ, nhưng có thể không phù hợp đối với tàu ngầm phải chịu áp lực nước khủng khiếp dưới đáy đại dương.

13,495 mili giây: Các mảnh vỡ của tàu ngầm Titan phân tán khắp đại dương

Trong vòng 14 phần nghìn giây, toàn bộ thân tàu Titan đã chuyển từ hoàn toàn nguyên vẹn sang trạng thái vỡ vụn trong vụ nổ thảm khốc này.

Theo engineering.com, phân tích xác nhận rằng thân tàu bằng sợi carbon sẽ 'vỡ thành từng mảnh nhỏ'. Giả thuyết này lý giải tại sao mặc dù tất cả các mảnh vỡ lớn của tàu lặn Titan đã được trục vớt và mang lên bờ để phục vụ công tác điều tra, chẳng hạn như nắp chụp, yếm, hệ thống truyền lực, động cơ đẩy và chân vịt, nhưng không tìm thấy phần nào của thân tàu làm bằng sợi carbon.

Cuối tuần qua, đạo diễn phim Titanic lừng danh đã phủ nhận tin đồn rằng ông muốn thực hiện một bộ phim truyền hình dài tập dựa trên thảm kịch tàu ngầm Titan.

Trưởng nhóm tìm kiếm, trục vớt tàu lặn Titan không kìm được nước mắt khi kể lại sứ mệnhTrưởng nhóm tìm kiếm, trục vớt tàu lặn Titan không kìm được nước mắt khi kể lại sứ mệnh

SKĐS - Người dẫn đầu nhóm trục vớt tàu lặn Titan đã không kìm được nước mắt khi kể lại quá trình giải cứu và trục vớt tàu ngầm xấu số. Lý giải nguyên nhân gây ra thảm kịch, ông Ed Cassano cho rằng đơn giản tàu lặn Titan đã vượt quá độ sâu dưới nước của nó.

Cận cảnh tàu lặn Titan được đưa lên đất liền, bên trong có thể chứa thi thể ngườiCận cảnh tàu lặn Titan được đưa lên đất liền, bên trong có thể chứa thi thể người

SKĐS - Những mảnh vỡ của tàu lặn Titan trong hành trình thám hiểm tàu Titanic dưới đáy biển đã được đưa về đất liền. Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, trong các mảnh vỡ này có thể chứa thi thể của các du khách sẽ được các chuyên gia y tế phân tích.


Nguyễn Vân
(theo Metro.co.uk)
Ý kiến của bạn