Mỡ nội tạng là kẻ thù nguy hiểm tiềm ẩn khiến bạn có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, ung thư. Khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng có độ nguy hiểm, khó giảm và không dễ dàng bị loại bỏ.
Thế nào là mỡ nội tạng và nguyên nhân gây nên
Mỡ trong cơ thể đóng vai trò quan trọng để thiết kế đệm và hỗ trợ các cơ quan xây dựng tế bào cũng như dự trữ năng lượng cho cơ thể. Mỡ nội tạng được dự trữ trong khoang bụng Loại mỡ này tích tụ trong các động mạch làm tăng nguy mắc các bệnh về ti, mạch, nội tiết, ung thư.
Nguyên nhân khiến bạn bị mỡ nội tạng có nhiều, đó là:
Chế độ ăn nhiều calo nhưng ít vận động.
Phụ nữ cao tuổi khối lượng cơ ít đi và lượng mỡ tăng lên, nhất là ở vùng bụng.
Tuổi tác và di truyền cũng đóng vai trò trrong việc phát triển mỡ nội tạng.
Nghiện rượu bia cũng khiến bạn bị mỡ nội tạng.
Chế độ ăn không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì hoặc một số bệnh khác liên quan đến chuyển hóa cơ bản.
Sự nguy hiểm khi bị mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng gây ra những vấn đề đáng ngại đến sức khỏe, đó là:
- Tăng tình trạng để kháng insulin. Nguyên nhân do chất béo trong mỡ nộ tạng tiết ra ra khiến cho các loại protein liên kết với retinol. Ngay cả khi bạn chưa mắc tiểu đường hay chỉ mới tiền tiểu đường thì vẫn gặp tình trạng này.
- Tăng phản ứng viêm của cơ thể. Khi mắc nội tạng các tế bào mỡ sẽ giải phóng các cytokine gây viêm và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chất béo nội tạng có thể gây ra nhiều khó khăn cho cơ thể trong quá trình thực hiện đào thải độc tố, gây nên các bệnh nghiêm trọng như đột quỵ, đái tháo đường, tim mạch, ung thư đại trực tràng…
- Ức chế sự hoạt động của hormone chất béo. Đó là các adiponectin hay hormone chất béo. Hormone này hoạt động như một chất điều chỉnh chất béo, khi lượng hormone này quá ít không đáp ứng với yêu cầu của cơ thể có thể nguyên nhân do thừa chất béo quá mức.
- Nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ. Các cytokine viêm tạo ra từ chất béo là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và các rối loạn viêm nhiễm khác. Khi bị viêm, gan sẽ bị quá tải với cholesterol và chất độc, dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch.Mỡ nội tạng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các dấu hiệu bệnh tim mạch như chất béo trung tính cao, huyết áp cao và cholesterol cao.
- Ngoài ra chỉ số mỡ nội tạng bất thường còn gây ra một số vấn đề như sa sút trí tuệ, bệnh gút, hen suyễn, viêm xương khớp, đau lưng, ung thư vú, alzheimer…
Lời khuyên của bác sĩ
Để xem chính xác bạn có bị mỡ nội tạng hay không, các bác sĩ thường đặt các câu hỏi chuyên môn để bạn trả lời, sau đó mới dựa trên xét nghiệm hình ảnh, như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để xác định tình trạng bệnh.
Mỡ nội tạng dư thừa gây nhiều vấn đề vô cùng nguy hiểm tới sức khoẻ. Vì vậy việc thực hiện, thay đổi chế độ ăn, lối sống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh là cần thiết. Cụ thể là:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao. Có thể sử dụng bài tập kết hợp của phương pháp luyện tập bao gồm bài tập cardio giúp làm tăng nhịp tim và bài tập rèn luyện sức mạnh để cải thiện, hình thành cơ bắp tốt hơn. Bạn vận dụng các môn bơi lội,chạy bộ, đạp xe, chạy bộ, tập tạ, hít đất, squat...
- Kiểm soát stress. Khi cơ thể bị căng thẳng hay stress quá nặng có thể tiết ra hormone cortisol và loại chất này làm tăng hàm lượng chất béo bên trong nội tạng. Bạn có thể áp dụng phương pháp thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Ăn thực phẩm sạch, trái cây, rau củ tươi. Uống đủ nước.
- Cần có giấc ngủ ngon, sâu.
- Hạn chế đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
Xem thêm video được quan tâm
Cách nào để giảm cân không cần cardio? | SKĐS