Vậy, mỡ máu bao nhiêu là cao, người bệnh nên ăn uống như nào? Là những thắc mắc của nhiều người.
Biểu hiện mỡ máu cao
Tình trạng mỡ máu cao thường không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Điều này chỉ được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ hoặc cho đến khi người bệnh gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Trong một số ít trường hợp, ở những người mắc mỡ máu rất cao sẽ có các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn phát ban màu vàng ở bên dưới lớp da, cảm thấy ngứa ngáy (hình thành do sự tích tụ chất béo xung quanh gân và khớp).
- Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mập, thở ngắn, thường xuyên mệt mỏi.
- Nổi các cục vàng ở góc trong của mắt.
Ngoài các biểu hiện các bác sĩ sẽ kiểm tra cholesterol thông qua xét nghiệm máu để đo tổng lượng cholesterol (cả LDL và HDL) và các chất béo khác (triglyceride).
Mức cholesterol toàn phần dưới 200 (mg/dL) được coi là mức tiêu chuẩn đối với người lớn. Nếu nồng độ cholesterol toàn phần nằm trong khoảng từ 200 – 239mg/dL được coi là cao nhưng vẫn ở mức giới hạn. Nếu trên 240 mg/dL là cao.
Nồng độ Cholesterol LDL nằm trong khoảng từ 130 – 159 mg/dL được coi là cao ở mức giới hạn và trên 160 mg/dL là cao.
Lưu ý: Xét nghiệm mỡ máu là một xét nghiệm thường quy. Khi làm xét nghiệm này cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Thời gian nhịn ăn tối thiểu 6-8 tiếng trước đó. Tốt nhất là làm xét nghiệm vào buổi sáng sau khi đã nhịn đói qua đêm.
Ngưỡng tham chiếu này có thể khác nhau giữa các phòng xét nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác, ví dụ: xét nghiệm đường huyết, chức năng thận hay chức năng tuyến giáp.
Mỡ máu cao, làm gì để giảm?
Mỡ máu cao là hiện tượng cholesterol, triglyceride tăng cao khi cơ thể dư thừa chất béo không kịp đào thải hoặc chuyển hóa. Điều này sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu. Mỡ máu cao thường có biểu hiện ở người béo, thừa cân. Toàn thân có cảm giác nặng nề, ăn kém ngon, hay bực bội, cáu gắt, nhức đầu…Vì vậy, nếu được chẩn đoán mỡ máu cao bác sĩ có thể khuyên người bệnh thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nếu sau một vài tháng, mức mỡ máu không giảm, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để giảm cholesterol.
Những người có mỡ máu cao không nên ăn hoặc ăn hạn chế các món từ nội tạng động vật; lòng đỏ trứng; mỡ động vật; đường và không dùng nhiều rượu. Hàm lượng chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể hằng ngày.
Các thực phẩm được khuyên dùng giúp giảm mỡ máu là:
- Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo nguyên cám. Gạo lứt có ưu điểm vượt trội so với gạo xát trắng thông thường khi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gamma orizanol (GO). Chất này ngăn chặn hấp thu cholesterol từ ruột vào máu, từ gan tiết ra và đào thải khỏi cơ thể.
Ngoài ra các vi chất tự nhiên trong gạo lứt như vitamin, đặc biệt là vitamin E; các axit béo thiết yếu; chất chống ôxy hoá; chất xơ giúp mật tiết vào lòng ruột đào thải cholesterol.
Mặc dù rất tốt về mặt dinh dưỡng nhưng gạo lứt lại được tiêu thụ ít hơn gạo trắng do gạo lứt khá cứng và khó ăn. Với người lao động chân tay nhiều có thể ăn 2 bát con/1 bữa chính. Tuy nhiên, người làm công việc hành chính văn phòng, trong máy lạnh chỉ nên ăn khoảng 1 bát con/1 bữa chính.
- Hạt yến mạch
Hạt yến mạch với hàm lượng chất xơ cao; đầy đủ vitamin và không có cholesterol. Ngoài ra, trong ngũ cốc có chứa Beta Glucan – một chất xơ hòa tan. Chất này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và carbohydrate. Đồng thời giúp cho máu trong cơ thể lưu thông được liền mạch.
Mức năng lượng mà yến mạch cung cấp là khá cao (389 kcal/100 g). Người bị mỡ máu không nên sử dụng quá nhiều. Các khuyến cáo mức tiêu thụ là 20 đến 35g chất xơ là phù hợp. Hoặc ít nhất 5 – 10g chất xơ hòa tan trong hạt yến mạch mỗi ngày.
- Hạnh nhân
Hạt hạnh nhân có chứa lượng lớn chất béo không bão hòa; các khoáng chất và vitamin có tác dụng giảm cholesterol xấu. Ngoài ra hạnh nhân còn kiểm soát tốt tình trạng rối loạn lipid máu. Đặc biệt, hạt hạnh nhân có chứa chất chống oxy hóa Flavonoid hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Và cũng có vai trò ngăn hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Chúng ta có thể uống sữa hạnh nhân thường xuyên vì không chứa cholesterol. Các chất béo bão hòa, giàu canxi và vitamin D trong hạnh nhân rất tốt cho sức khỏe tim mạch; giảm cholesterol máu. Hạt hạnh nhân còn hỗ trợ giảm cân cho người béo phì.
- Ưu tiên thịt trắng, thịt nạc, cá
Thịt lợn, thịt bò chứa nhiều mỡ bão hòa – mỡ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngược lại, các loại thịt trắng như thịt ngỗng, thịt gà bỏ da, thịt nạc (thịt thăn), cá là những loại ít chất béo hơn. Do đó, chúng ta có thể ăn mà không sợ bị tăng lượng cholesterol trong máu.
Tuy nhiên, việc ăn nhiều và thường xuyên cũng không phải tốt cho người bị mỡ máu cao. Ăn chay kéo dài có thể dẫn đến suy giảm cholesterol tốt để tổng hợp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Ngoài ra, cá hồi tốt cho đường máu và tim mạch. Trong cá hồi chỉ có 20mg cholesterol và chứa lượng lớn axit Omega 3 béo không bão hòa. Các chất này đều có tác dụng giảm 2 chỉ số cholesterol xấu và triglyceride. 2 chỉ số quan trọng gây nên các bệnh tim mạch và mỡ máu cao.
Ngoài ra, việc ăn cá hồi còn giúp mạch máu tăng độ đàn hồi, dẻo dai hơn, nhất là người đang điều trị máu nhiễm mỡ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, thay vì sử dụng thịt lợn, bò, dê… chứa hàm lượng lớn cholesterol, chúng ta nên ưu tiên ăn thịt cá hồi ít nhất 2 lần 1 tuần để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Các loại quả
Trong danh sách các loại quả thì táo hấp thụ cholesterol dư thừa do chất pectin phong phú trong táo và đào thải ra khỏi cơ thể. Chất pectin còn có thể kết hợp với vitamin C, đường để giảm thấp cholesterol, từ đó giảm mỡ máu.
Ngoài ra, táo phân giải ra axit acetic có lợi cho quá trình phân giải chất béo trung tính, ngăn chặn sự tăng cân hiệu quả.
Một người trưởng thành ăn 2 quả táo/ngày trong 2 tháng liên tục sẽ thấy lượng cholesterol xấu giảm đi một cách rõ rệt. Nếu ít ăn táo thì có thể sử dụng 2 thìa giấm táo trong bữa ăn hằng ngày.
Ngoài ra có thể uống nước ép cây cần tây giúp kích thích tiết dịch mật tăng cường độ hoạt động để đào thải mỡ máu ra bên ngoài.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho rằng cần tây là thực phẩm chứa hàm lượng calo rất thấp và rất ít (hầu như không có) chất béo, cholesterol. Nhưng cần tây lại chứa hầu hết các thành phần dinh dưỡng: Carbohydrate; Protein; Vitamin (A, B, C, E, K…); khoáng chất và giàu chất xơ.
Nước ép cần tây là thức uống dễ thực hiện, uống thường xuyên trong khoảng 1 tháng sẽ thấy lượng mỡ trong máu giảm xuống rõ rệt, cải thiện tình trạng thiếu máu.
Tóm lại: Khi mỡ máu cao cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm mỡ máu. Bao gồm: Tăng cường vận động; Hạn chế chất béo bão hòa, nhất là mỡ động vật, trà sữa. Cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Đối với người thừa cân cần giảm cân, bỏ thói quen xấu như: hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia
Nếu sau khi thay đổi lối sống (khoảng 2-3 tháng) mà mỡ máu không giảm hoặc vẫn tăng cao thì bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc. Loại thuốc và liều lượng sẽ được cá nhân hóa phụ thuộc vào mức độ mỡ máu, cũng như các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.