Triển khai tại các huyện điểm
Hoạt động dinh dưỡng trong Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đặc ra mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gày còm dưới 5%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thế thấp còi dưới 27%.
Triển khai mô hình 1000 ngày đầu đời bằng cách xây dựng hướng dẫn triển khai, giám sát thực hiện, khảo sát ban đầu, sơ kết, tổng kết thực hiện mô hình Chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời. Năm 2022 sẽ tập trung triển khai mô hình tại huyện điểm, sau đó sẽ nhân rộng dần. Tổ chức giám sát, hỗ trợ kỹ thuật địa phương triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời.
Ở các địa phương sẽ triển khai mô hình Mặt Trời bé thơ tại cơ sở y tế và mô hình Câu lạc bộ dinh dưỡng tại cộng đồng.
Mô hình phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ Mặt Trời Bé Thơ
Đây là lần đầu tiên mô hình nhượng quyền xã hội được áp dụng trong việc tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Bên nhượng quyền cấp quốc gia là Viện Dinh dưỡng và Alive & Thrive (A&T). A&T là một sáng kiến thực hiện trong năm năm (2009-2013) nhằm cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ thông qua việc tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và cải thiện thực hành cho trẻ ăn bổ sung.
Bên nhượng quyền cấp tỉnh là Sở Y tế 15 tỉnh, bên nhận nhượng quyền là 1032 cư sở y tế các tuyến tỉnh, huyện và xã. Phạm vi hoạt động là 105.000 lượt tư vấn mỗi tháng, 2,3 triệu lượt tư vấn từ tháng 1/2012 đến tháng 9/2014, 600.000 khách hàng kể từ khi hoạt động.
Phòng tư vấn sẽ hướng dẫn việc thực hiện tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ và người chăm sóc tại tuyến cơ sở bao gồm các nội dung thực hiện, cơ sở vật chất và năng lực để triển khai. Đối tượng sử dụng hướng dẫn là cán bộ y tế, cán bộ làm công tác dinh dưỡng và cán bộ quản lý ở các cấp từ tuyến cơ sở trở lên. Đối tượng áp dụng là phụ nữ mang thai, bà mẹ (người chăm sóc) có con dưới 2 tuổi.
Gói chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú từ trước khi mang thai, phát hiện có thai đến 6 tháng sau sinh. Gói 2 khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (quý 3 thời kỳ mang thai). Gói 3 hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (tại thời điểm sinh con). Gói 4 là giáo dục ăn bổ sung (khi trẻ 5-6 tháng tuổi). Gói 5 là thực hành ăn bổ sung hợp lý (khi trẻ 6 tháng đến tròn 24 tháng tuổi).
Mô hình câu lạc bộ dinh dưỡng tại cộng đồng
Nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng (A&T): Mô hình này được chia thành 3 nhóm. Nhóm hỗ trợ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ dành cho phụ nữ có thai 3 tháng cuối và bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi. Họp 1 tháng/lần. Nhóm hỗ trợ ăn bổ sung hợp lý dành cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ 6-24 tháng tuổi họp 1 tháng/lầ. Nhóm cộng đồng nỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ gồm các thành viên có ảnh hưởng trong gia đình có trẻ 0-2 tuổi họp 2 tháng/lần.
Nhóm này thiết lập tại vùng sâu vùng xa, khó tiếp cận gồm 9 tỉnh, 267 thôn với 801 nhóm nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
Mô hình câu lạc bộ dinh dưỡng không còn nạn đói sẽ được kết hợp với Chương trình không còn nạn đói của bộ NN&PTNT. Nội dung là khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất hỗ trợ sản xuất nông nghiệp họ gia đình, tập trung vào các cây con giúp cải thiện dinh dưỡng bà mẹ trẻ em. Tập huấn nống nghiệp như vườn gia đình, chăn nuôi gia cầm. Tập huấn dinh dưỡng cho cán bộ y tế, phụ nữ thông bản. Thành lập và vận hành các CLB dinh dưỡng tại thôn bản.
Câu lạc bộ sinh hoạt dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của y tế xã, y tế thôn, phụ nữ thôn 1 lần/tuần. Nội dung là dinh dưỡng mang thai, cho con bú, ăn bổ sung, phòng chống thiếu vi chất, vệ sinh, bữa ăn gia đình, phát triển gia đình.
Thực hành dinh dưỡng từ câu lạc bộ là hoạt động nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ 6-24 tháng tuổi theo thực đơn 7 ngày/tuần, 1 bữa/ngày, chọn nhóm gia đình, quay vọng. Chương trình hỗ trợ cháo có sắt kẽm (ăn liền), dầu ăn , mắm và một phần kinh phí mua thực phẩm.
Những mục tiêu cần đạt
Những mục tiêu cần đạt của hoạt động dinh dưỡng trong Dự án 7 là cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và tình trạng thiếu năng lượng trường diễn của phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi xuống dưới 28% đến năm 2025; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gày còm xuống dưới 5% đến năm 2025; Giảm tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu năng lượng trường diễn xuống dưới 10% đến năm 2025.
Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng Vitamin A huyết thanh thấp xuống dưới 13% vào năm 2025; Giảm tỷ lệ Vitamin A trong sữa mẹ thấp ở phụ nữ cho con bú xuống dưới 20% vào năm 2025;
Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 20% vào năm 2025. Giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ lần lượt xuống dưới 30% và 20% vào năm 2025; Giảm tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai lần lượt xuống dưới 60% và dưới 70% vào năm 2025;
Trên 80% phụ nữ có thai vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cung cấp miễn phí viên đa vi chất từ khi phát hiện mang thai đến 1 tháng sau sinh.
Cải thiện số lượng và chất lượng bữa ăn của trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đạt 50% vào năm 2025; Tăng tỷ lệ trẻ 6 - 23 tháng được ăn bổ sung đúng, đủ lên 50% vào năm 2025; Tăng tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm lên 90%; Tỷ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm mức độ nặng và vừa giảm xuống dưới 25%; Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh hoặc gia vị mặn có iod hằng ngày duy trì ở mức trên 90%.
Tăng cường khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trên 65% phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thai kỳ; Trên 85% phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế.
Trên 80% phụ nữ đẻ được người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ. 90 % phụ nữ có thai được cung cấp kiến thức, kỹ năng về lợi ích của việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong 1000 ngày đầu đời. 90% bà mẹ nuôi con nhỏ, người chăm sóc trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bảo đảm 90% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh được đào tạo có chứng chỉ về chuyên ngành dinh dưỡng tối thiểu 1 tháng cho đến năm 2025.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Bệnh Đậu Mùa Khỉ Được Bộ Y Tế Xếp Vào Bệnh Truyền Nhiễm Nhóm B I SKĐS